Các công cụ của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 80 - 84)

Chính sách tiền tệ của 1 quốc gia bao gồm 2 loại chính sách định lượng sau:

-Chính sách mở rộng tiền tệ: là chính sách nhằm cung cấp thêm tiền tệ cho nền kinh tế để khuyến khích phát triển sản xuất.

-Chính sách thắc chặt tiền tệ: là chính sách nhằm làm giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông để ngăn chặn sự quá đà của nền kinh tế và ngăn chặn lạm phát.

Để thực hiện chính sáhc ấy, NHTW có thể sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau, bao gồm các công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp

1. Các công cụ trực tiếp.

a. Ấn định lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.

Các NHTW thường ấn định trực tiếp mức lãi xuất cho vay để NHTM áp dụng cho các đối tượng cho vay để khuyến khích các nhà đầu tư vay vốn, còn khi cần hạn chế khối lượng cho vay, NHTW điều chỉnh tăng lãi xuất cho vay để hạn chế đầu tư.

Ư tiên của biện pháp này NHTW có thể tác động trực tiếp vào dự án kinh tế bằng các điều kiện tín dụng - lãi suất.

Những biện pháp này có nhượt điểm: là nếu lãi suất ấn định không sát đúng với nền kinh tế sẽ gây khó khăn cho cả NHTW và dự án. Đồng thời, linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm.

Trong biện pháp hiện nay, NHTW cũng còn quy định lãi suất tiền gửi và buột NHTM và các chế định phải thực hiện. Biện pháp này có tác động tức thời và trực tiếp đến thị trường tiền tệ. Nhưng nó làm cho các tổ chức tín dụng kém tính linh hoạt trong kinh doanh, mặt khác nếu lãi suất ấn định kém chính xác sẽ gây ra kết quả không mong đợi điều này rất dễ xảy ra.

Hiện nay các NHTW thường chỉ ấn định mức cao nhất của lãi suất cho vay, còn ở các mức thấp do NHTM tự thích ứng với sự biến động của thị trườngl

Trong nền kinh tế thị trường, sự nhạy cảm của lãi suất đối với đầu tư là rất lớn, vì vậy việc áp dụng biện pháp quy định trực tiếp lãi suất Ngân hàng được sử dụng một cách rất thận trọng trong một số nước.

b. Ấn định hạn mức tín dụng.

Theo biện pháp này, NHTW ấn định một khối lượng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế thị trường trong một thời gian nhất định và sau đó tìm con đường đưa nó vào lưu thông.

Biện pháp này có sự tương đồng với thuyết số lượng tiền tệ, cho rằng sự gia tăng tín dụng như vậy sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng.

Thực ra đó là một sự hiểu lầm công thức Kt = Kc của Mác, vì rằng Mác chỉ đưa ra yêu cầu là để đảm bảo qui luật LTTT thì phải tạo ra điều kiện để Kt = Kc, chứ Mác không đặt vấn đề Kc là một con số có thể định lượng được trong nền kinh tế thị trường.

Trong công thức Kc =H/V = PQ/V là một đại lượng luôn biến động.

trong nền kinh tế thị trường, vì vậy mà không thể cố định nó trong khoản thời gian nào đó là bao nhiêu khi thực tế thị trường chưa được thực hiện, mà nó chỉ có thể trong tương lai.

Vì vậy ở các nước có nền kinh tế thị trường, người ta có dự đoán một Kc mà nó có thể xảy ra trong tương lai dể chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện nó, nhưng lại dự trên yêu cầu là để cho quy luật cung cầu được tự do hoạt động, chứ không bắt ép nền kinh tế phải nhận một khối lượng tín dụng đã định sẳn.

c. Phát hành trái phiếu Nhà nước để làm giảm tiền trong lưu thông.

Biện pháp này là: NHTW thoả thuận với Bộ tài chính phát hành một lượng trái phiếu nhất định để làm giảm bớt áp lực của tiền tệ trong lưu thông ở các điều kiện cần thiết cấp bách không áp dụng được các biện pháp khác. Nhưng đây là một biện pháp nhất thời, chỉ áp dụng để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu Nhà nước khi ngân sách bị thiếu hụt.

d. Phát hành tiền trực tiếp cho Ngân sách và cho đầu tư.

Khi ngân sách bị thiếu hụt trầm trọng, NHTW có thể phát hành tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách. Biện pháp này dễ đưa đến lạm phát, vì nhu cầu chi tiêu của ngân sách cho mục tiêu phi sản xuất rất lớn, cầu này sẽ kéo giá cả lên.

Trong thực tế, biện pháp này được thực hiện để phát hành tiền cho mục tiêu đầu tư cho sản xuất. Trường hợp có thể đưa đến lạm phát được các nhà kinh tế gọi là “ Lạm phát có địa chỉ” hay “ lạm phát lành mạnh”. Biện pháp này đòi hỏi có khả năng sử dụng thương xuyên, nó chỉ được áp dụng trong những trường hợp nhất định.

2. Các biện pháp gián tiếp.

a.Qui định tỉ lệ mà các NHTM có thể cho vay được khi họ phận được một lượng tiền gửi. Tỉ lệ dự trữ pháp định là tỉ lệ phần trăm (%) trên lượng tiền gửi mà NHTM nhận được

mà họ phải gửi vào tài khoản dự trữ ( tài khoản ở NHTW ), hoặc tiền mặt mà họ phải giử tại két của Ngân hàng theo qui định.

Tiền dự trữ pháp định = Tỉ lệ dự trữ pháp định x tiền gửi nhận dược.

Như vậy NHTM chỉ có thể cho vay số tiền còn lại. Đây chính là biện pháp gián tiếp, mà thông qua đó có thể điều tiết lượng tiền cung ứng trong lưu thông.s

Chúng ta biết NHTM với cơ chế hoạt động trong hệ thống tín dụng nó có thể “đẻ ra tiền” theo số nhân mở rộng

1 Số nhân mở rộng tiển gửi =

tỉ lệ dự trữ

Tức là tỉ lệ dự trữ pháp định là 10% thì lượng tiền gửi sẽ tăng lên 10 lần và số tín dụng có khả năng “ đẻ ra” do hệ thống NHTM là 9 lần số tiền gửi nhận được ban đầu.

Áp dụng cơ chế này, NHTW có thể tác động vào khối lượng tín dụng trong lưu thông bằng cách điều chỉnh tỉ lệ dự trữ pháp lệnh để khống chế hay mở rộng tiền tệ trong lưu thông khi cần thiết.

Tỉ lệ dự trữ pháp định được sử dụng như là một công cụ để kiểm soát khối lượng tín dụng trong nền kinh tế tiền tệ. Tuy nhiên để áp dụng biện pháp này, yêu cầu các NHTM phải

hoạt động trong một hệ thống dưới sự chỉ huy của NHTW là thực hiện việc thanh toán với nhau qua NHTW và sự phát triển của hệ thống các công cụ thanh toán.

b. Biện pháp “ Thị trường mở”

Nội dung của biện pháp này là, NHTW tiến hành việc mua và bán các loại chứng khoán ( trái phiếu kho bạc chẳng hạn ) trên thị trường. Các NHTM và công chúng có thể bán các chứng khoán cho NHTW để nhận tiền từ NHTW - tất cả đều làm tăng khả năng tín dụng của NHTM, do đó sẽ làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông. Biện pháp này được áp dụng khi chính sách tiền tệ muốn khuyến khích việc tiêu dùng cũng như khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất.

Trái lại khi NHTW muốn “ hút” tiền từ lưu thông để ngăn chặn lạm phát chẳng hạn, nó sẽ tiến hành bán các chứng khoán ra thị trường. những người mua thường trả cho các chứng khoán này bằng séc rút ra từ ngân hàng của người mua chuyển tới NHTW ( hoặc chính NHTM mua ).sau đó NHTW sẽ đưa séc này cho Ngân hàng của người mua (hoặc Ngân hàng mua) để nhận sổ thanh toán. Khi các Ngân hàng thanh toán séc này rồi, họ mất một khoản tiền tương ứng trong cán cân dự trữ tại NHTW. Tổng số dự trữ tại Ngân hàng đã giảm đi, và điều đó có khuynh hướng gây ra sự thu hẹp tiền gửi. Theo số nhân của mức cung tiền tệ thì việc làm giảm dự trữ sẽ làm giảm mức cung tiền tệ theo số nhân. Ví dụ: là cần dự trữ 10%, thì việc bán 1 tỉ đồng chứng khoán sẽ đem lại kết quả cắt giảm 10 tỉ đồng trong mức cung tiền tệ của cộng đồng.

Biện pháp thị trường mở, trong nền kinh tế thị trường, là vũ khí quan trọng nhất của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên biện pháp này chỉ đạt hiệu quả cao trong điều kiện hệ thống tín dụng Ngân hàng phát triển.

c. Biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay của NHTW.

Đây là hình thức cung cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM khi các NHTM cần vay thêm vốn từ NHTW, trong điều kiện có thế chấp hoặc chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá trị của NHTM.

Với việc ấn định lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu hoặc cho vay cao hay thấp, có tác động đến khả năng vay của các NHTM và do đó làm cho khối cung tiền tệ tăng lên hay giảm đi.

Khi lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu tăng lên thì các NHTM sẽ bất lợi nếu vay vốn của NHTW, nên đã hạn chế khả năng tín dụng của NHTM và hạn chế mức cung tiền tệ.

Khi lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu thấp thì các NHTM sẽ tăng cường khả năng tín dụng, tăng cường mức cung tiền tệ.

Biện pháp này có tác động gián tiếp đến mức cung tiền tệ trong nền kinh tế, hơn nữa nó được thực hiện theo yêu cầu của qui luật cung cầu về tiền tệ, nhưng nó có hạn chế là phụ thuộc vào ý muốn vay hay không của các NHTM.

d. Giới hạn khối lượng tín dụng theo tỉ lệ tiền gửi thu được của các NHTM.

Biện pháp này qui định giới hạn tỉ lệ mà các Ngân hàng có thể cung cấp tín dụng so với số tiền gửi mà các Ngân hàng nhận được. Biện pháp này thường đi kèm với biện pháp qui định tỉ lệ dự trữ pháp định.

Ví dụ: Ngân hàng Thái Lan qui định số dư nợ tín dụng của các NHTM không được vượt quá 12,5 lần số vốn cổ đông và dự trữ của Ngân hàng.

Một số NHTW thì qui định số dư tín dụng không được vượt quá tỉ lệ (%) theo các loại tiền gửi như tiền gửi thanh toán, tiền gửi định kỳ …

Biện pháp này có ưu điểm là nó qui định một lượng tín dụng vừa phải theo ỵêu cầu phát triển của nền kinh tế, có tính đến sự cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, và để chống lại sự tăng giá cả.

3. Một số công cụ khác.

+ Dự định công trái bắt buộc: là NHTW qui định tỉ lệ trên số tiền gửi mà các NHTM nhận được phải được dùng vào việc mua công trái bắt buộc.

+ Dự định công trái tự nguyện: là ngoài việc buộc các NHTM mua công trái bắt buộc, NHTW còn khuyến khích các NHTM mua công trái nếu số vốn cho vay không hết.

+Phát hành giấy bạc và cho phép lưu thông các loại công cụ lưu thông khác như séc, thẻ tín dụng … Thông thường khi các công cụ lưu thông thay tiền mặt được sử dụng sẽ làm cho lưu thông tốt hơn, nhanh hơn và đặc biệt là nó làm tăng khả năng tín dụng của NHTM.

+ Quản lý ngoại hối, vàng bạc đá quí … hoạt động tiền tệ tín dụng ngày nay gắn rất chặt với ngoại tệ, vàng, bạc, đá quí vì chúng ta là một trong những công cụ rất sắc bén để ổn định giá trị của đồng tiền nội địa. Việc quản lý ngoại tệ, như qui định tỉ giá hối đoái có thể tác động tích cực vào chính sách xuất nhập khẩu.

Câu hỏi củng cố:

1. Trình bày vai trò của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô? 2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ?

KẾT QUẢ HỌC TẬP 9: Mô tả các hình thức quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế

Bài hướng dẫn : 1

CÁC QUAN HỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)