Nội dung qui luật lưu thông tiền tệ của Mác và sự vận dụng của nó.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 48 - 51)

IV. Bản vị tiền tệ

2.Nội dung qui luật lưu thông tiền tệ của Mác và sự vận dụng của nó.

a. Nội dung qui luật lưu thông tiền tệ của Kác Mác.

Nghiên cứu về nền kinh tế của chủ nghĩa Tư bản, Mác đã dày công nghiên cứu về sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế TBCN, Mác đã phát hiện ra rằng khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông được ấn định thông qua tỷ số giữa tổng giá cả hàng hoá trong lưu thông và vòng quay của đồng tiền và được xác định theo công thức:

KC = H V

Trong đó: Kc là khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. H là tổng giá cả hàng hoá lưu thông. V là vòng quay của tiền tệ.

Và để đảm bảo cho hàng hoá được lưu thông bình thường, thì số tiền thực tế có trong lưu thông phải bằng số tiền cần thiết cho lưu thông. Nghĩa là: Kt = Kc

Vì vậy khi Kt lớn lên, trong điều kiện số lượng hàng hoá không thay đổi sẽ dẫn đến 1 sự biến động hoặc là giá cả hàng hoá tăng lên, hoặc là vòng quay của tiền tệ tăng lên, hoặc là cả hai: Giá cả và vòng quay của tiền tệ đều tăng lên để bảo đảm Kt = Kc

Ngược lại khi số lượng tiền tệ không tăng lên kịp thời so với tốc độ phát triển của hàng hoá, nghĩa là Kt không đổi hoặc thay đổi chậm hơn sự thay đổi của số lượng hàng hoá theo chiều hướng phát triển thì sẽ dẫn đến tình hình là hoặc giá cả hàng hoá giảm xuống, hoặc vòng quay tiền tệ chậm lại để bảo đảm Kt = Kc

Ở đây chúng ta cũng thấy rằng, Mac chỉ nghiên cứu số lượng tiền cần thiết trong lưu thông để hàng hoá được đảm bảo lưu thông bình thường, mà Mác chưa đề cập đến số cung và số cầu tiền tệ của 1 nền kinh tế nó chịu sự tác động bởi các yếu tố nào: Nhưng sự nghiên cứu của Mác cũng giúp chúng ta hình dung ra là giữa số lượng tiền cần thiết cho lưu thông và mức cung cầu về tiền tệ có 1 mối quan hệ mật thiết. Và như vậy, chúng ta cũng có thể thấy số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong công thức của Mác là có khác với mức cầu tiền tệ của nền kinh tế.

b. Mức cầu tiền tệ và vận dụng qui luật LTTT của Mac.

Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước… cần để thoả mãn các nhu cầu chi dùng của mình. Để hiểu được mức cầu tiền tệ, chúng ta cần xét nhu cầu tiền tệ và các nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tiền tệ.

- Các nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tiền tệ.

+ Nguyên nhân chi trả: Mọi người cần tiền để chi trả cho việc mua hàng hóa, trả nợ. Ở đây chúng ta không xét đến mức cầu tiền tệ mà chỉ xét đến nhu cầu tiền tệ mà thôi.

+ Nguyên nhân dự phòng: các cá nhân cần dự trữ tiền tệ để để phòng bất trắc và thỏa mãn các nhu cầu đột xuất trong quan hệ xã hội hàng ngày. Các doanh nghiệp dự trữ tiền tệ để đáp ứng các nhu cầu đột xuất khi có thời cơ dự trữ và để mở rộng sản xuất kinh doanh.

+ Nguyên nhân tích luỹ tài sản: Nhiều cá nhân múôn dự trữ tiền tệ như là để tích lũy tài sản. Một số khách tích luỹ tiền tệ để đáp ứng những chi dùng lớn.

Phương thức tích luỹ tài sản bằng tiền tệ ngày càng có khuynh hướng giảm dần, vì ngày nay người ta có thể tích lũy tài sản bằng nhiều phương thức có lợi hơn, như mua bất động sản, vàng…

- Các yếu tố tác động đến mức cầu tiền tệ

+ Khối lượng hàng hoá, dịch vụ sản xuất hoặc cung cấp tác động đến mức cầu tiền tệ. Để hàng hoá được chi trả, dịch vụ được thanh toán thì xã hội phải có 1 lượng tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu đó. Khuynh hướng tiêu dung càng lớn thì cầu về tiền tệ càng lớn lên và ngược lại. Các nhà đầu tư khi có cơ hội đầu tư sẽ làm tăng mức cầu về tiền tệ. Họ cần tiền

để mua sắm máy móc thiết bị, cần tiền để dự trữ nguyên vật liệu, cần tiền để chi trả cho công nhân,…

Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ của Mác, nếu máy móc và giáo điều sẽ dề dàng suy ra rằng: là chỉ lúc nào có 1 sản phẩm thực sự đang được lưu thông thì nó mới cần một lượng tiền cần thiết để lưu thông nó tức là bằng công thức: T – SX – T. Như vậy chỉ những ai có tiền hay vay được tiền mới có thể tiến hành sản xuất hoặc mua sắm, khi dùng, nếu không các cơ hội đầu tư sẽ bị bỏ qua.

Ngày nay, khi mà nền sản xuất hàng hoá đã phát triển đến mức độ cao, tiền tệ được sử dụng như là một công cụ để kích thích sản xuất và lưu thông hàng hoá, quy trình đó được vận dụng ngược trở lại. Khi một nhà đầu tư nhậnd dược một đơn đặt hàng, nhà đầu tư đó sẽ phải sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng và cầu tiền tệ đối với nhà đầu tư sẽ phát sinh ra. Bởi vì nhà đầu tư cần phải có tiền để mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, thuê công nhân… để tiến hành sản xuất. Để đáp ứng cầu tiền tệ của nhà đầu tư, hệ thống ngân hàng sẽ tìm cách đáp ứng, tức là cung ứng tiền cho nhà đầu tư (mặc dù chưa có hàng hoá cụ thể mà nhà đầu tư sản xuất ra. Vận dụng sáng tạo quy luật LTTT của Mác như vậy, chúng ta thấy cầu tiền tệ chịu tác động của yếu tố giao dịch, mua bán phát sinh ra hàng ngày trong nền kinh tế. Và cũng chính vì vậy mà khi nhu cầu giao dịch mua bán lớn lên, và khối lượng hànghoá thì không tăng kịp nó làm cho nền kinh tế dẫn đến lạm phát, nếu hệ thống ngân hàng cung ứng tiền nhiều lên để đáp ứng.

+ Giá cả hàng hoá tác động đến mức cầu tiền tệ.

Trong công thức KC = H = Q.P

V V

Chúng ta có thể thấy rằng Kc lệ thuộc vào Q,P và V tức là lệ thuộc vào lượng hàng hoá lưu thông (Q), giá cả của hàng hoá (P), và vòng quay của tiền tệ (V). Mức cầu tiền tệ trong điều kiện giá cả gia tăng sẽ làm tăng mức cầu tiền tệ về số lượng. Ví dụ, như trước đây tôi cần mua 1kg gạo chỉ cần 11.000đồng, nhưng bây giờ giá cả gia tăng cần đến 2.000 đồng vì giá cả tăng gấp đôi.

+ Tác động của vòng quay tiền tệ đối với mức cầu tiền tệ

Vòng quay tiền tệ là một chỉ tiêu có tính toán và dự kiến chính xác trong một nền kinh tế nói chung, cũng như trong 1 gia đình hoặc 1 cá nhân nói riêng.

Từ công thức Kt = H V

Ta có thể suy ra V =

H Kt

Tức là vòng quay của tiền tệ là tỉ số của tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ chu chuyển trong một khoảng thời gian nhất định chia cho khối lượng tiền thực có bình quân trong nền kinh tế. Do đó khi V tăng hoặc giảm đều có ảnh hưởng đến mức cầu tiền tệ. Nếu V tăng lên thì mức cầu tiền tệ giảm đi, và ngược lại. Chúng ta thấy rất rõ tác động của vòng quay tiền tệ tới mức cầu tiền tẹ ở 1 doanh nghiệp SXKD

c. Mức cung ứng tiền tề và vận dụng quy luật LTTT của Mác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo yêu cầu của quy luật LTTT của Mác thì khối lượng tiền tệ thực tế trong lưu thông luôn luôn bằng khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông, nghĩa là: Kt = Kc

Trong điều kiện nền kinh tế kim tệ, tức là tiền vàng, hoặc tiền có bản vị vàng có thể hoán đổi ra vàng thì cơ chế điều tiết khối cung tiền tệ đối với nền kinh tế là cơ chế điều tiết tự động. Khi giá trị tiền vàng trong lưu thông lơn hơn giá trị hàng hoá thì tiền vàng tự động đi vào cất trữ và khi giá trị tiền vàng trong lưu thông nhỏ hơn giá trị hàng hoá thì tiền vào cất trữ lại tự động chảy vào lưu thông để cân bằng.

Khi các nước đều thi hành chính sách tiền giấy pháp định, có ấn định mệnh giá vàng của đồng tiền do Nhà nước phát hành và không hoán chuyển ra vàng được, thì việc điều tiết không cung tiền tệ hoàn toàn do Nhà nước quyết định thông qua các chính sách tiền tệ của nhà nước.

Các nhà nước XHCN, trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoach hoá cứng rắn đã thực hiện kế hoạch khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông dựa trên các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội. Khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông trong các năm kế hoạch đều được ấn định trước với khối lượng hàng hoá, dịch vụ đã được ấn định, cũng như giá cả hàng hoá, dịch vụ luôn được cố định trong 1 thời gian dài, yếu tố vòng quay (V) của tiền tệ gần như không có biến động gì và như vậy chỉ tiêu duy nhất để cung ứng tiền cho lưu thông. Và như vậy, lượng hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra được tiêu dùng hoàn toàn theo chế độ tem phiếu hoặc theo định mức tiêu dùng cho mỗi thành viên của xã hội tuỳ theo mức thu nhập cũng đã được kế hoạch hoá.

Quá trình kế hoạch hoá đó đã không mang lại hiệu quả kinh tế cao trong phát triển nền kinh tế, vì các lý do sau:

- Ý múôn tiêu dùng của người dân bị hạn chế cả hai mặt cung và cầu. Việc sản xuất ra hàng hoá gì, sản xuất ra bao nhiêu là do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

- Các nhà sản xuất thực hiện công việc của mình theo kế hoạch đã định, do đó cũng không quan tâm đến ý muốn của người tiêu dùng, họ chỉ quan tâm đến kế hoạch của cấp trên giao.

Ngày nay, trong điều kiện chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá cứng rắn sang nền kinh tế thị trường có điều tiết: Việc vận dụng quy luật LTTT của Mác để thực hiện vai trò cung ứng tiền cho nền kinh tế đã có sự thay đổi quan trọng.

- Trước hết là sự thay đổi mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ ngân hàng Nhà nước 1 cấp vừa làm nhiệm vụ phát hành vừa làm nhiệm vụ kinh doanh, sang hệ thống ngân hàng 2 cấp: Ngân hàng phát hành do Nhà nước độc quyền và ngân hàng kinh doanh (bao gồm ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại tư doanh, ngân hàng liên doanh với nước ngoài).

- Ngân hàng Nhà nứơc Trung ương, tức là ngân hàng phát hành độc quyền và chịu trách nhiệm điều khiển hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện các chính sách tiền tệ, trong đó có việc điều tiết khối cung tiền tệ cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.

- Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô như lãi suất, dự trữ pháp định… để điều tiết khối cung tiền tệ 1 cách gián tiếp, mà không ấn định 1 khối cung tiền tệ kế hoạch trực tiếp như trước đây.

- Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm ổn định giá trị đồng tiền, ổn định tỷ giá ngoại hối và kiểm soát lạm phát tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, cũng như thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại.

Câu hỏi củng cố:

KẾT QUẢ HỌC TẬP 6: Trình bày những vấn đề cơ bản về tín dụng

Bài hướng dẫn 1: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 48 - 51)