I. Hoạt động tài chính vi mô
1. Tiếp thị ( marketing)
Tiếp thị, đối với một doanh nghiệp, là nhằm để giải đáp câu hỏi: sản xuất cái gì? Cho ai? Và sản xuất như thế nào? Đây là một hoạt động liên tục, kéo dài suốt trong tất cả các giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp thị hay tiếp cận thị trường không chỉ là việc tìm kiếm khả năng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, mà là tập hợp tất cả các yếu tố nhằm đảm bảo sự phân tích, lựa chọn, quyết định để hướng tới thành công.
Một người có vốn (dù từ nguồn nào), khi đã quyết định mạo hiểm lao vào đường doanh nghiêp, thì công việc đầu tiên là tìm môi trường và lĩnh vực kinh doanh. Công việc này thường được tiến hành trên cơ sở kết hợp giữa sở trường và những ý định chủ quan của nhà kinh doanh với kết quả thăm dò, phân tích và tính toán các yếu tố ảnh hưởng khách quan. Các yếu tố rất nhiều và đa dạng, trong đó có những yếu tố quan trọng sau:
- Khả năng và tiêu thụ sản phẩm dự kiến sẽ sản xuất và cung cấp cho thị trường đây là yếu tố có ý nghĩa lớn nhất đối với quyết định đầu tư. Yêu cầu tìm hiểu và phải nắm được nhu cầu của thị trường về sản phẩm dự kiến, khả năng mở rộng thị trường, đối thủ cạnh tranh và chất lượng, giá thành sản phẩm mà họ sản xuất, lợi thế so sánh của doanh nghiệp với các đối thủ.
Việc phân tích yếu tố này đòi hỏi phải trả lời được câu hỏi: Liệu thị trường có chấp nhận một khối lượng hàng tăng lên do mình cung cấp hay không và khả năng mở rộng của nó theo hướng nào? sản phẩm có đứng vững được trong cạnh tranh hay không?
- Khả năng cung cấp về nguyên vật liệu cho sản xuất. Nếu có nhu cầu lớn về sản phẩm dự kiến sản xuất nhưng các nguồn nguyên vật liệu đã bị các xí nghiệp hiện có độc quyền thu mua và khai thác thì rõ ràng lao vào lĩnh vực này mà chưa có nguồn cung cấp là mọt hành động rất mạo hiểm. Ngay cả trong trường hợp có nguồn cung cấp việc lựa chọn người cung cấp cũng là điều cần cân nhắc tín toán.
- Lựa chọn công nghệ. Việc lựa chọn công nghệ phụ thuộc vào ít nhất hai điều kiện: Khả năng nguồn vốn và nhu cầu cạnh tranh. Nếu nguồn vốn ít, chỉ có thể đáp ứng được với dây chuyền công nghệ trung bình trong các nhà kinh doanh khác cùng lại có công nghệ hiện đại cần phải xem xét lại quyết định đầu tư hoặc bố trí lại cơ cấu vốn đầu tư (chẳng hạn: bố trí tối đa cho nguồn vốn thiết bị và tối thiểu cho xây lắp). Ngay cả khi nguồn vốn dồi dào, cũng cần phải cân nhắc giữa vấn đề công nghệ với vấn đề sử dụng nhiều lao động. Tức là, phải tín toán về hiệu quả giữa việc sử dụng công nghệ hiện đại với việc sử dụng công nghệ trung bình.
- Lựa chọn ngân hàng giao dịch và mở tài khoản. Việc lựa chọn ngân hàng phục vụ cũng rất quan trọng phải chú ý tới chất lượng và khả năng phục vụ của ngân hàng, tới tính ổn định và công nghệ giao dịch, cũng như khả năng về việc đáp ứng các nhu cầu vay vốn dài hạn, ngắn hạn, các nhu cầu về vay chiết khấu và các nhu cầu về thanh toán.
- Lựa chọn và xác định kiểu dán, mẫu mã, bao bì của sản phẩm trước khi đăng ký chính thức, cũng như việc đăng ký bản quyền về chất lượng sản phẩm, về bao bì mẫu mã.
Lựa chọn mô hình tổ chức quản lý, lựa chọn cán bộ và công nhân trong xí nghiệp và soạn thảo các điều lệ về mối quan hệ trong quá trình hoạt động. Điều này có vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố con người cần được hết sức quan tâm khi xây dựng hoặc lựa chọn mô hình quản lý và sản xuất.
Tất cả các yếu tố trên đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm thành công của một dự án kinh doanh. Công việc này không chỉ giới hạn cho trường hợp xem xét và thực hiện một dự án hoàn toàn mới mà cả cho trường hợp xem xét và thực hiện một dự án hoàn toàn mới mà cả cho trường hợp bỏ vốn mua lại các xí nghiệp đang hoạt động hoặc cho bất kỳ một phương thức nào khác nhằm chiếm lĩnh vị trí kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế.