Cán cân thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 84 - 85)

Cán cân thanh toán quốc tế là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của 1 quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, thực chất các cân thanh toán là một tài liệu thống kê, có mục đích cung cấp sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu phân tích những quan hệ kinh tế tài chính của một nước đối với nước ngoài trong một thời gian xác định.

Tuỳ theo những yêu cầu phân tích đánh giá tình hình và quản lý các cân thanh toán có thể được soạn thảo dưới hình thức thích hợp.

Cán cân thanh toán trong một thời kỳ: là bản đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà nước đó thực tế chỉ ra nước ngoài trong một thời gian nhất định. Như vậy loại các cân này chỉ phản ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước với nước ngoài trong thời kỳ đã qua.

Cán cân thanh toán tại một thời điểm lại là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã và sẽ chi ra và thu vào ở một thời điểm nào đó. Như vậy trong nội dung loại cán cân này chứa đựng cả các số liệu phản ánh các khoản tiền nợ nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào ngày của cán cân.

Tình trạng của cán cân thanh toán là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định để tỉ gía hối đoái và quan hệ thương mại quốc tế.

1. Nội dung của bản cán cân thanh toán.

Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế bao gồm những khoản mục sau đây:

- Khoản mục hàng hoá: Phản ánh tổng giá trị hàng hoá xuất và nhập của một nước. Mối tương quan giữa tổng thu và tổng chi của khoản mục này hình thành cán cân thương mại.

Thông thường khoản mục thu về hàng hoá là khoản mục đóng vai trò quan trọng nhất trong các cân thanh toán quốc tế.

- Khoản mục dịch vụ: Phản ánh toàn bộ số thu và chi đối ngoại của một quốc gia về các dịch vụ đã cung ứng và được cung ứng, chẳng hạn như dịch vụ vận tải, bảo hiểm, bưu điện, ngân hàng …

Hai nhiệm vụ trên đây phản ánh những nhiệm vụ có chất hai chiều đối với nước ngoài. -Khoản mục giao dịch đơn phương: Phản ánh những nghiệp vụ xuất nhập hàng hoá, dịch vụ hay tiền vốn không cần có sự bù đấp, bồi hoàn. Chẳng hạn các khoản thu chi dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, các khoản giúp đở nhân đạo, từ thiện, chuyển ngân kiểu hối …

Tổng các khoản thu và chi của các hạng mục trên gọi là “ Cán cân thanh toán vãng lai”. - Khoản mục về vốn: Phản ánh các trao đổi đối ngoại có liên quan đến sự vận động của vốn ngắn hạn cũng như vốn dài hạn giữa một nước và nước ngoài.

Thông thường sự vận động của vốn dài hạn hay biểu hiện thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp với nước ngoài. Còn sự vận động của vốn ngắn hạn dưới hình thức chuyển dịch vốn để kiếm trên lệch về lãi xuất hoặc để đầu cơ trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

Có thể nhận thấy rằng, số đầu tư ra nước ngoài của một nước bằng số thặng dư của cán cân thanh toán vãng lai và ngược lại, số đầu tư của nước ngoài vào một nước thì bằng số thiếu hụt của “ Cán cân thanh toán vãng lai”

-Khoản mục dự trữ quốc tế ? Bao gồm sự vận động của vàng, tiền tệ ngoại tệ tại quỹ và ngoại tệ gửi ở nước ngoài.

Sự vân động của khoản mục dự trữ quốc tế của một nước trong 1 thời kỳ nhất định là kết quả tổng hợp của các nghiệp vụ thuộc cán cân thanh toán vãng lai cũng như các nghiệp vụ

về vốn. Mức độ của biến động này có thể được coi như là số thặng dư hay thiếu hụt trên cán cân thanh toán của một nước.

2. Những biện pháp cải thiện các cân thanh toán.

Khi cán cân thanh toán quốc tế bị thiếu hụt, các Nhà nước trong nền kinh tế thị trường thường sử dụng một số biện pháp sau:

-Một biện pháp thường xuyên và phổ biến là vay nợ nước ngoài. Thông qua các nghiệp vụ qua lại với các Ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệ cần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường.

-Một biện pháp khác cũng thường được áp dụng là thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được nhiều tư bản ngắn hạn từ những thị trường ngoài nước di chuyển đến nước mình làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoản cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán. chính sách chiết khấu thường được sử dụng phổ biến để thu hút tư bản, NHTW thường nâng lãi xuất chiết khấu, dẫn đến lãi xuất tín dụng trên thị trường tăng, thu hút tư bản nước ngoài vào.

Biện pháp nàychỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế chính trị xã hội của quốc gia đó khá ổn định và mức độ bội chi không lớn lắm.

-Biện pháp phá giá tiền tệ: Nhiều nước, trong những điều kiện nhất định đã sử dụng biện pháp này như một công cụ hữu hiệu, góp phần cân bằng cán cân thanh toán và bình ổn giá hối đoái.

Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về việc giảm giá đồng tiền nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Biện pháp này sẽ tạo điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu, vì hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như: năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh …

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)