IV. Bản vị tiền tệ
3. Chế độ lưỡng kim bản vị
Chế độ lưỡng kim bản vị là chế độ trong đó Nhà nước định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia của mình vừa theo vàng vừa theo bạc.
Thí dụ: Trước năm 1914 Pháp đã định nghĩa đồng Franc như sau: 1 Franc/ vàng bằng 322, 5mg vàng, chuẩn độ 0,900
1 Franc bạc bằng 5 g bạc, chuẩn 0,900
Chế độ lưỡng kim bản vj có đặc điểm chủ yếu
- Một tương quan giữa vàng và bạc được định nghĩa chính thức - Sự tự do đúc vàng, bạc thành tiền và ngược lại
- Định luật Gresham được sử dụng để giải thích sự sụp đổ của chế độ lưỡng kim bản vị. Tại Châu Âu khoảng 1865, bạc khan hiếm cho nên ở thị trường 1kg vàng chỉ bằng 15 kg bạc hay ít hơn. Những người đầu cơ ở Pháp đã đem tiền vàng đối lấy tiền bằng bạc theo tỷ giá chính thức, sau đó gửi những đồng tiền bằng bạc đó ra nước ngoài để đổi lấy vàng theo giá thị trường do chính phủ Pháp qui định chính thức 1kg vàng ngang với 15kg5 bạc, nên 1kg vàng những người đầu cơ lời 0kg5 bạc, đồng tiền bằng bạc biến mất chỉ còn lại những đồng tiền bằng vàng kém giá hơn. Một kinh tế gia người Anh ở thế kỷ 17 tên là Gresham đã cho rằng: “trong 1 quốc gia, khi nào hai thứ tiền tệ cũng được pháp luật công nhận theo một giá đổi chính thức thứ tiền xấu sẽ dần dần trục xuất thứ tiền tốt ra khỏi thị trường”. Tiền xấu được hiểu là tiền đang mất giá, tiền tốt là tìen đang có giá.
Từ những năm 1867, do bạc được sản xuất nhiều, bạc dần dần bị mất giá gây nhiều khó khăn cho các nước đang áp dụng chế độ lưỡng kim bản vị, các nước lần lược chấm dứt chế độ lưỡng kim bản vị. Với việc sử dụng bạc làm căn bản định nghĩa cho đơn vị tiền tệ, nước Đức bãi bỏ bạc năm 1871, Hoà Lan 1875, áo 1892, Hoa Kỳ 1900, Đông Dương 1930…