Bản chất và chức năng của Ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 68 - 69)

IV. Ngân hàng thương mạ

1. Bản chất và chức năng của Ngân hàng thương mại.

a. Định nghĩa.

Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính Việt Nam đã định nghĩa NHTM: “ NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Định nghĩa trên đã khẳng định NHTM là một loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, với hai nhiệm vụ cơ bản:

- Nhận ký thác của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức cơ quan Nhà nước. - Sử dụng các khoản ký thác đó để cho vay hoặc chiết khấu.

b. Chức năng của NHTM.

Bản chất của Ngân hàng thương mại được thể hiện qua các hình thức sau: - NHTM là tổ chức trung gian tín dụng.

Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền chưa sử dụng và chủ thể có nhu cầu tiền tệ cần bổ sung gặp phải nhiều hạn chế, vì người có nhu cầu khó tìm gặp được người có khả năng cung cấp. hoạt động NHTM đã khắc phục được hạn chế trên, đứng ra tập trung tiền tệ chưa sử dụng của tất cả chủ thể của nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Nhà nước, trên cơ sở đó cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu cần bổ sung vốn tạm thời. Như vậy, Ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, nghiệp vụ của Ngân hàng đi vay để cho vay.

Với sự ra đời và phát triển của NHTM, đại bộ phận các khoản chi trả về hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp, thậm chí một bộ phận chi trả của cá nhân được chuyển giao cho Ngân hàng thực hiện. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, tiết kiệm chi phí lưu thông, đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay. Mác viết: “Công việc của người thủ quỹ chính là ở chổ làm trung gian thanh toán. Khi Ngân hàng xuất hiện, thì chức năng này được chuyển giao sang Ngân hàng”.

Qua thực hiện chức năng nhiệm vụ, Ngân hàng đã trở thành người thủ quỹ của các nhà doanh nghiệp ngày nay không còn phải cần. tiền để trao đổi cho người bán cũng như không cần phải đếm tiền khi nhận các khoản chi trả, mọi công việc này được thực hiện bằng cách mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng và trên cơ sở đó ra lệnh cho Ngân hàng thực hiện các khoản chi trả, đồng thời uỷ nhiệm cho Ngân hàng thu nhận các khoản tiền.

- NHTM “ Tạo ra tiền”.

Sự ra đời của các Ngân hàng đã tạo ra một bước phát triển về chất trong kinh doanh tiền tệ. nếu như trước đây các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền gửi ( tiền, vàng, bạc ) và rồi cho vay ra cũng chính các đồng tiền đó, thì kể từ khi các Ngân hàng ra đời việc cho vay không nhất thiết phải là tiền vàng hoặc bạc mà họ đã nhận được từ người gửi.

Trong quá trình kinh doanh tiền tệ các chủ Ngân hàng đã phát hiện giấy chứng nhận tiền gửi tín phiếu được khách hàng sử dụng để chi trả các khoản nợ, và vì thế tiền giấy được chuyển đổi ra vàng được các Ngân hàng đưa vào lưu thông qua nghiệp vụ tín dụng thay thế cho tiền vàng hoặc bạc. Sáng kiến này đã được xã hội chấp nhận, và đây chính là phát minh có giá trị nhất trong lịch sử hoạt động của tiền tệ.

Vào thế kỷ 19, hệ thống Ngân hàng 2 cấp đã được hình thành, trong đó các Ngân hàng phát hành độc quyền đóng vai trò Ngân hàng của các Ngân hàng , còn NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ trong mối quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân.

Nhờ hoạt động trong hệ thống mà NHTM đã tạo ra bút tệ, việc tạo ra bút tệ thay cho tiền mặt là một sáng kiến quan trọng thứ 2 của lịch sử hoạt động Ngân hàng. Chính nhờ phương thức tạo tiền này mà Ngân hàng đã trở thành trung tâm của đời sống kinh tế xã hội.

Quá trình tạo tiền của Ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống Ngân hàng.

Nếu bỏ qua các yếu tố phức tạp khác, mà chỉ thuần tuý xét đến khả năng tạo ra bút tệ của NHTM, thì quá trình tạo ra bút tệ như sau: Một NHTM A nhận được một tờ séc có mệnh giá là 100 triệu do khách hàng của một Ngân hàng khác phát hành, thì trên bảng tổng kết tài sản của NHTM A thể hiện:

Tài sản có Tài sản nợ

Tiền gửi tại NHTW 100 triệu tiền gửi của khách hàng 100 triệu

Giả sử, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, thì Ngân hàng A được phép cho vay 90 triệu. Nếu cách cho vay này được sử dụng này để chi trả bằng séc, thì tình hình được diễn ra như sau: * Tại Ngân hàng A

Tài sản có Tài sản nợ

- Dự trữ bắt buộc 10 triệu - Tiền gửi của khách hàng 100 triệu - Tín dụng 90 triệu.

* Nếu các tờ séc được Ngân hàng được khách hàng hưởng thụ mở tài khoản tại Ngân hàng B, thì Bảng tổng kết tài sản tại Ngân hàng B sẽ là:

Tài sản có Tài sản nợ

Tiền gửi tại NHTW 90 triệu Tiền gửi của khách hàng 90 triệu.

Qua thí vụ trên chúng ta thấy rằng, khi Ngân hàng A cho vay bằng chuyển khoản 90 triệu thì lập tức hình thành ngày tiền gửi ở Ngân hàng B, và đến lược Ngân hàng B cho vay, tình hình cũng diễn ra tương tự. như vậy, chính các NHTM đã tạo ra bút tệ; tất nhiên không thể tạo ra một cách vô hạn, mà chỉ tạo ra trong một giới hạn nhất định.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)