Các chức năng của tiền tệ

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 44 - 45)

Khi giả định vàng là hàng hoá tiền tệ K. Marx đã đề cập đến chức năng thước đo giá trị , chức năng phương tiện lưu thông và sau đó đề cập đến việc lưu trữ tiền tệ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới. Một số nhà kinh tế học trước đây cũng đã đề cập đến các chức năng ban đầu của tiền tệ. Các chức năng này được cho là phù hợp với quá trình xuất hiện của tiền tệ; cho tới cuối thế kỹ 19 và đầu thế kỹ 20 theo J.M.Keynes tiền tệ có một vài trò tích cực trong gquá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Tiền tề là một công cụ để nhà nước có thể can thiệp vào các hoạt động kinh tế, quản lý các hoạt động đó theo một chính sách nhất định. Một số quan điểm hiện đại cho rằng vai trò cơ bản của tiền tệ là ở chỗ tiền tệ thể hiện một sự tổng hợp về thông tin trên các thị trường. Tiền tệ và thị trường hiện ra như là 2 mặt của cùng một thực tế. Tiền tệ còn là một yếu tố sản xuất vì tiền tệ cho phép tiết kiệm thời gian, tài nguyên và sức lao động.

Tiền tệ suất hiện không thể giải quyết các vấn đề của quá trình trao đổi hàng hoá mà tiền tệ còn tạo ra những vấn đề của riêng nó, những nghịch lý mới xuất hiện theo quá trình xuất hiện và phát triển của các nền kinh tế tiền tệ thiết lập một không gian xã hội thống nhất đó là thị trường- nhưng lại tạo ra những bất bình đẳng những đẳng cấp kinh tế. Tiền tệ là biểu hiện của quyền lực của Nhà nước đồng thời đôi lúc lại làm xói mòn quyền lực của Nhà nước.

Tiền tệ xã lập 1 chủ quuyền tiền tệ quốc gia để rồi mở cửa và liên hệ với thị trường quốc tế. Tiền tệ xuất hiện phát triển, hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống hàng ngày của mọi người, góp phần tạo ra những tiến bộ to lớn có ý nghĩa quyết định đối với lịch sử văn minh của loài người, bằng cách tạo ra những điều kiện thuận lợi cho thương mại và đẩy mạnh các hoạt động kinh tế.

Trong nền kinh tế hiện đại các chức năng ban đầu của tiền tệ vẫn có ý nghĩa nhất định.

1. Chức năng thước đo giá trị:

Tiền tệ thực hiện chức năng thứơc đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá khác. K. Marx đã cho rằng để thực hiện chức năng thước đo giá trị , tiền tệ phải là tiền thực hiện chức năng đo giá trị, tiền tệ phải là tiền thực - tiền có đủ giá trị nội tại. Để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hoá có thể sử dụng tiền trong ý niệm và cần phải có tiêu chuẩn giá cả, là đơn vị đo lường tiền tệ của một quốc gia, bao gồm 2 yếu tố: đó là tên gọi của đơn vị tiền tệ và hàm lượng kim quý trong một đơn vị tiền tệ.

Một số nhà kinh tế học cho rằng đơn vị tiền tệ cần phải được Nhà nước định nghĩa và đó được coi là sự lưu dùng cưỡng bách và có hiệu lực giải trái vô hạn định.

2. Chức năng phương tiện lưu thông.

Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao đổi hàng hoá; K.Marx cho rằng để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, không nhất thiết là tiền mặt và có thể là các dấu hiệu giá trị.

Kinh tế học hiện đạ cho rằng, để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông phải là tiền có sức mua ổn định, phải có đủ phương tiện tiền tệ trong lưu thông và có đủ nhiều loại tiền.

3. Chức năng phương tiện dự trữ.

Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện dự trữ khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông tiền tệ, chuẩn bị cho nhu cầu mua, để bán trong tương lại.

K. Marx cho rằng để thực hiện chức năng phương tiện dự trữ có thể là các dấu hiệu giá trị có sức mua ổn định và bằng tiền mặt và các hình thức không bằng tiền mặt.

Kinh tế học hiện đại cho rằng đây là chức năng quan trọng thực tế quyết định tiền tệ như 1 phương tiện thanh toán. Khi cần thiết dự trữ tiền tệ có ưu điểm hơn các hình thức dự trữ bằng tài sản, không phải là tiền tệ. Lý do là tiền tệ có khả năng thanh toán khoản để lưu động.

4. Chức năng phương tiện thanh toán.

Tiền tệ thực hiện chức năng thanh toán khi tiền tệ phục vụ cho quá trình Mua Bán hoàn hiệu và khi tiền tệ vận động tách rời hay độc lập tương đối so với vận động của hàng hoá để phục vụ cho các quan hệ mua bán hàng hóa, quan hệ cung ứng dịch vụ.

Để thực hiện chức năng phương tiện thanh toán có thể là tiền mặt hay không tiền mặt, có thể là tiền thực hay các dấu hiệu giá trị.

Trong phê phán khoa kinh tế chính trị học, K.Marx đã đề cập đến chức năng này. Kinh tế học hiện đại, bằng cách vượt qua lối trình bày cổ điển đã nhấn mạnh đến vai trò của tiền tệ như là công cụ thanh toán hoàn hiệu (phương tiện trả nợ) và nhờ vai trò này tiền tệ trở thành tin dụng và gắn liền với tín dụng.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)