IV. Bản vị tiền tệ
1. Khối tiền tệ quy luật lưu thông tiền tệ.
K.Marx trong quá trình phân tích về tiền tệ đã phát hiện ra hệ thống các quy luật lưu thông tiền thực (vàng), quy luật lưu thông tiền tín dụng và quy luật lưu thông tiền giấy.
Về quy luật lưu thông tiền thực: “ với 1 tổng giá trị hàng hoá nhất định và 1 tốc độ tuần hoàn bình quân nhất định của chúng, số lượng tiền lưu thông hoặc hoá tệ phụ thuộc vào giá trị nội tại của bản thân chúng”. Qui luật này có thể nói tương ứng với thời kỳ sản xuất và trao đổi giản đơn, thời kỳ tích luỹ nguyên thủy của chủ nghĩa Tư bản.
Qui luật lưu thông tiền tệ tín dụng và quy luật lưu thông tiền tệ giấy có thể diẽn đạt “ Đại lượng giá trị thực tế của các dấu hiệu tiền tệ phu thuộc vào giá trị vàng mà nó đại diện”. Qui luật lưu thông tiền tín dụng vận động từ cuối thế kỹ 19 đến đầu thế kỹ 20, quy luật lưu thông tiền giấy xuất hiện trong thời kỳ chủ nghĩa Tư bản độc quyền.
Từ hệ thống các quy luật lưu thông tiền tệ, 1 yêu cầu được đặt ra để ổn định lưu thông tiền tệ và khối tiền tệ thực tế trong lưu thông phải bằng khối tiền tệ cần thiết trong lưu thông (Mt = Mc)? Trong đó, khối lượng tiền tệ hiểu đơn là giấy bạc ngân hàng nằm trong lưu thông. Trong nền kinhh tế hiện đại, khối tiền giấy trong vai trò tiền mặt ngày càng chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong lưu thông, khối các phương tiền thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại (tiền điện tử), chứng khoán, kỳ phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại ngày càng mở rộng. Trong quan hệ thanh toán quốc tế sử dụng các ngoại tệ mạnh như Đô la Mỹ, Bảng Anh… là chủ yếu. Từ những thực tế trên đây, cho thấy 1 định nghĩa khối tiền tệ trong lưu thông không còn phù hợp. Để có thể kiểm soát mức cung ứng tiền tệ và lượng cung ứng tín dụng, rất cần thiết có một quan điểm mới về khối tiền tệ phù hợp với các hình thái phát triển tiền tệ.
Về mặt lý thuýêt, P.A Samuelson đã đưa ra 2 định nghĩa. Một là tiền giao dịch (M1), bao gồm tiền mặt (tiền giấy và tiền kim loại) và tài khoản séc, được định nghĩa là tiền theo nghĩa hẹp. Gọi là tiền giao dịch vì là các tiền thực tế được sử dụng cho giao dịch, mua bán… Hai là “tiền tệ tài sản” hay chuẩn tệ, bao gồm M1 và các tài sản là tiền thay thế rất gần với tiền giao dịch, như: Tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm, chứng khoán… được coi là tiền theo định nghĩa rộng J.M. Keynes cho rằng khối tiền M1 phục vụ giao dịch bằng tiền mặt hay bằng sec và tiền quỷ dự phòng. M2 là tiền tích trữ phục vụ cho đầu tư dài hạn. B.Fiedman đưa ra 1 khái niệm rất rộng là tổng số tín dụng (D), bao gồm cả các loại công cụ tài chính, chuẩn tệ, công trái, văn tự cầm cố…
Trong thực tế, để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, các nước tuỳ theo nhu cầu và trình độ của mình mà phân chia khối tiền tệ từ hẹp đến rộng theo những quan điểm riêng phù hợp với thực trạng kinh tế từng nước.
Ở Pháp, từ năm 1986, M1 bao gồm những khoán phương tiện thanh toán có thể sử dụng ngay nhưn giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại; tiền gửi bằng đồng Franc lấy ngay và M2 bao gồm M1 và “việc sử dụng vốn bằng tiền mặt là tiền Franc” cũng có thể sử dụng trong giao dịch, tuy ít trực tíêp hơn và theo cách hoản lại sau. M3 bao gồm M2 và 1 mặt, tất cả các tài sản có bằng tiền nước ngoài (chủ yếu là tiền gửi lấy ngay và có kỳ hạn) do những cơ quan ngân hàng quản lý.
Ở Mỹ, M1 giống như quan điểm P.A Samuelson. M2 bao gồm M1 tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm ở ngân hàng. M3 bao gồm M2 và các loại tiền gửi tiết kiệm ở quỹ tiết kiệm tại các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, tại các liên đoàn tín dụng.