Tỉ giá hối đoái và thị trường hối đoái: 1 Tỉ giá hối đoái:

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 85 - 87)

1. Tỉ giá hối đoái:

Trong thanh toán quốc tế, việc chi trả thực hiện bằng cách nào? Chuyển ngân hay bù trừ, tiền mặt hay tiền ghi sổ đều có. liên quan chặt chẽ đến vấn đề chuyển đổi đơn vị tiền tệ nước này thành đơn vị tiền tệ của nước khác. Muốn thực hiện việc chuyển đổi này phải dựa vào một mức qui đổi xác định, hay nói cách khác là phải dựa vào tỉ giá hối đoái. Vậy tỉ giá hối đoái là gì ?

Tỉ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hịên bằng những đơn vị tiền tệ của nước khác.

Có hai phương pháp biểu hiện tỉ giá hối đoái:

- Nếu biểu hiện một đơn vị cố định tiền trong nước bằng một số lượng biến đổi tiền nước ngoài gọi là cách biểu hiện gián tiếp của tỉ giá. thí dụ: tại thị trường Luân Đôn công bố tỉ giá:

1GBP (Bảng Anh ) = 10,85 FRF (France Pháp ).

Hiện nay, phương pháp biểu hịên tỉ giá này chỉ được sử dụng đối với đồng Bảng Anh và đồng Ecu ( đơn vị tiền tệ của EEC )

-Nếu biểu hiện một đơn vị cố định tiền nước ngoài bằng một số lượng biến đổi tiền trong nước thì gọi là cách biểu hiện tỉ giá trực tiếp. Thí vụ: Tại thị trường Francfort công bố tỉ giá:

1USD = 2.215 DEM

Hầu hết các nước đều áp dụng phương pháp biểu hiện tỉ giá này.

Trong nền kinh tế hiện đại, tỉ giá hối đoái biến động thường xuyên trên thị trường tiền tệ thế giới,vì vậy các quốc gia đã tìm mọi cách, mọi biện pháp để bình ổn giá hối đoái. Các phương pháp thường được sử dụng là:

+ Chính sách chiết khấu: Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là: Thông qua vai trò điều tiết vĩ mô ( của Nhà nước ) đối với nền kinh tế, NHTW có thể công bố thay đổi lãi xuất chiết khấu và tái chiết khấu, dẫn đến làm thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trường, tạo ra sự kích thích đối với tư bản nước ngoài. Từ đó dẫn tới sự thay đổi về lượng cung cầu ngoại tệ phù hợp và bình ổn tỉ giá hối đoái.

+Chính sách hối đoái: Nguyên lý cơ bản của biện pháp này là: Nhà nước phải tạo cho được sự tác động trực tiếp vào tỉ giá hối đoái, NHTW, thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tạo khả năng thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, từ đó thực hiện mục tiêu bình ổn tỉ giá hối đoái của mình.

Biện pháp này đòi hỏi NHTW phải có quỹ ngoại hối dồi dào và Nhà nước cũng cần hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái.

2. Thị trường hối đoái:

Thị trường hối đoái là thị trường vốn ngoại tệ là nơi chuyên môn hoá về trao đổi đồng tiền các nước, là nơi xảy ra thường xuyên sự cọ sát giữa cung và cầu ngoại tệ và xác định các điều kiện giao dịch nhằm thoả mãn nhu cầu về ngoại tệ của các chủ thể kinh tế.

Trên thị trường hối đoái thường diễn ra hai loại giao dịch là: Mua bán các loại ngoại tệ và vay cho vay ngoại tệ.

Do mỗi loại giao dịch như trên có những đặc điểm khác nhau, dẫn đến sự phân chia thị trường hối đoái làm hai bộ phận: một bộ phận được gọi là thị trường trao ngay, còn bộ phận thứ hai được gọi là “thị trường tiền gửi”

Thị trường hối đoái trao ngay là một thị trường vô hình, tại đó tập trung cung cầu về ngoại tệ, có nghĩa alf không có một phòng riêng biệt dành cho các nhà giao dịch gặp gỡ nhau, song mọi giao dịch được thực hiện qua các phương tiện giao dịch khác nhau.

Trên thị trường hối đoái trao ngay, giải quyết vào mọi thời điểm tất cả các giao dịch mua bán ngoại tệ theo một giá hoàn toàn chỉ do cung và cầu ngoại tệ quyết định

Thị trường tiền gửi. Đây là nơi tiến hành tất cả các hoạt động vay và cho vay bằng ngoại tệ với những thời hạn nhất định theo một khoản tiền lời thể hiện qua lãi suất.

Do nội dung hoạt động có tính chất chuyên môn hoá như vậy, nên các thành viên tham gia trong quá trình hoạt động trên thị trường hối đoái cũng tương đối đặc biệt so với những loại thị trường khác.

Tuỳ theo những luật lệ riêng của mỗi nước quy định, thành viên tham gia thị trường hối đoái có thể khác nhau, nhưng nói chung thường gồm những thành viên chủ yếu sau:

+ Các Ngân hàng Thương mại (NHTM) được phép tiến hành với tư cách là trung gian được uỷ quyền, mọi giao dịch hối đoái thông thường và thường xuyên đối với bản thân NH lẫn khách hàng của họ.

+ Ngân hàng Trung ương: Cũng như các NHTM, NHTW: cũng có khách hàng của mình và vì thế họ tham gia vào thị trường một mặt cũng để thoã mãn nhu cầu của khách hàng.Song, với tư cách là cơ quan giám sát thị trường trong khuôn khổ của pháp luật qui định, NHTW đóng vai trò kiểm soát (kể cả bảo vệ ) tỉ giá đồng tiền của mình là chủ yếu.

Để thực hiện điều này NHTW sử dụng dự trữ ngoại tệ theo nguyên tắc tăng dự trữ lên khi đồng tiền trong nước được đầu cơ leo giá và giảm dự trữ khi đồng tiền trong nước bị đầu cơ xuống giá. Nói cách khác, NHTW hành động ngược chiều với xu hướng thị trường.

+ Các nhà môi giới: Cho dù sự có mặt của các nhà môi giới là không bắt buộc, nhưng với tư cách là trung gian giữa các NH, họ đã góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung cầu ngoại tệ gặp nhau.

Do nhiều mối quan hệ, các nhà môi giới sẽ mang lại cho các NH: . Những thông tin tức thời và thường xuyên về thị trường

. Khả năng tìm thấy bạn hàng ngay khi cần gọi . Bảo đảm sự vận hành tốt của thị trường.

+ Các xí nghiệp: Ngoài các thành phần nêu trên, ở một số nước, các xí nghiệp có thể được tham gia trực tiếp vào thị trường hối đoái, tuy nhiên trên thực tế cũng chỉ có những công ty lớn hoạt động trực tiếp không thông qua vài trò trung gian của các NH.

Hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái được thực hiện thông qua một số nghiệp vụ kỹ thuật ngoại hối như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiệp vụ chuyển hối acbít: Là một loại nghiệp vụ hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỉ giá hối đoái giữa các thị trường ngoại hối để thu được lãi. Yêu cầu của nghiệp vụ này

là tiến hành đồng thời việc mua bán ngoại tệ trên các thị trường ngoại hối theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất.

- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn: là nghiệp vụ trong đó, bên bán bán một số ngoại tệ nhất định tại một thời điểm nhất định, trong tương lai, theo tỷ giá lúc ký hợp đồng. Nói cách khác, đây là loại nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ tiến hành sau một thời gian nhất định theo tỉ giá thoả thuận lúc ký hợp đồng.

- Nghiệp vụ Soap (Swap): là nghiệp vụ hối đoái xảy ra đồng thời cùng một đối tượng ở 2 thời điểm khác nhau, bán một đồng vào 1 thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm xác định trong tương lai.

Câu hỏi củng cố

Mô tả các quan hệ thanh toán quốc tế?

Bài hướng dẫn: 2

HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 85 - 87)