Bản chất tín dụng

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 52 - 54)

Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở bất cứ phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn tạm thời 1 vật hoặc 1 số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng đựơc giá trị của hàng hoá hoặc trực tíêp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi.

Để vạch rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình tái sản xuất.

1. Sự vận động của tín dụng

Tín dụng là 1 quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình vận động đó được thể hiện qua các giai đoạn:

+ Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Như vậy khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thông thường. Mác viết “… Trong việc cho vay, chỉ có 1 bên nhận đựơc giá trị, vì cũng chỉ có 1 bên nhượng đi giá trị mà thôi”

+ Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn 1 mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ được tạm thời trong 1 thời gian nhất định.

+ Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc 1 vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành 1 chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn trả lại cho người vay.

Như vậy sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.

2. Hoạt động cuả tín dụng trong phạm vi vĩ mô

Sau năm 1930 lý thuyết cho vay đã được thừa nhận và sử dụng để phân tích hoạt động của tín dụng và lãi suất trong nền kinh tế thị trường. Quỹ cho vay được hình thành và vận động giữa các chủ thế tham gia quá trình tái sản xuất, bao gồm các xí nghiệp trong lãnh vực sản xuất, lưu thông, các tổ chức tài chính tín dụng. Nhà nước và công dân.

a. Cung và cầu của quỹ cho vay

- Cung của quỹ cho vay

+ Tiết kiệm cá nhân:Thu nhập của cá nhân được chia là 2 phần: Tiêu dụng và tiết kiệm. Số thu và tiết kiệm cá nhân, 1 phần được sử dụng để mua nhà, đất, hoặc đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán; 1 phần còn lại được đầu tư gián tiếp vào thị trương vốn và tiền tệ thông quan các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tiền tiết kiệm, HTX tín dụng,..

+ Tiết kiệm của doanh nghiệp: Tổng số tiết kiệm cuả nhà doanh nghiệp là phần lợi nhuận không chia và khấu hao; số tiết kiệm này khi nhà doanh nghiệp chưa sử dụng đến thì có thể trở thành 1 bộ phận của quỹ cho vay thông qua thị trường vốn và tiền tệ.

+ Mức thặng dư của Ngân sách Nhà nước;

+ Mức tăng của khối lượng tiền tệ cung ứng: cơ sở để tính mức tăng này là khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng và tiền gửi trên tài khoản séc.

- Cầu của quỹ cho vay

+ Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp: Khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất về nhu cầu của quỹ cho vai.

+ Nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân: ở các nước phát triển, tín dụng tiêu dùng chiếm 1 tỷ trọng đáng kể.

+ Thâm hụt Ngân sách của Chính phủ: Khi NSNN bị thâm hụt, Nhà nước phải đi vay thông qua phát hành công trái hay trái phiếu kho bạc để bù đắp khoản bội chi hàng năm.

+ ngoài ra mức giẳm khối lượng tiền tệ cung ứng và mức tăng dự trữ tiền tệ cũgn là 2 thành phần của số cầu.

b. Đặc điểm của quỹ cho vay.

Quỹ cho vay biểu hiện quan hệ giữa những người tham gia quá trình tái sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng như Nhà nước và dân cư. Mục đích sử dụng quỹ cho vay là nhằm thoã mãn nhu cầu vốn tiền tệ tạm thời cho sản xuất và tiêu dùng.

- Quỹ cho vay chủ yếu tập trung và phân phối qua: các tổ chức tài chính tín dụng. Trong nền sản xuất hàng hóa hiện đại, phân phối quỹ cho vay thường được thực hiện bằng 2 cách: phân phối trực tiếp như mua trái phiếu xí nghiệp và qua các tổ chức trung gian như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tiết kiệm, quỹ bảo hiểm xã hội, HTX tín dụng và các tổ chức tài chính khác. Trong đó việc phân phối qua các tổ chức trung gian chiếm đại bộ phận.

- Quỹ cho vay vận động trên cơ sở hoàn trả và có lãi suất. Sự hoàn trả là đặc trưng riêng của quỹ tín dụng, đồng thời nó phản ánh bản chất vận động của quỹ cho vay. Tuần hoàn và chu chuyển vốn trong nền kinh tế quyết định khả năng hoàn trả của tín dụng. Về hình thức, sự hoàn trả đựơc thực hiện trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng tín dụng giữa người cho vay và người đi vay.

Tín dụng là phương pháp huy động vốn quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Vì vậy sử dụng có hiệu quả phương pháp nầy sẽ góp phần giải quyết nhu cầu đang là vấn đề cấp thiết cho sản xuất và đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)