Sự ra đời và phát triển của ngân hàng 1 Lịch sử ra đời của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 61 - 63)

1. Lịch sử ra đời của ngân hàng.

Nghề kinh doanh tiền tệ ra đời gắn liền với quan hệ thương mai. Trong thời kỳ cổ đại đã suất hiện việc giao lưu thương mại giữa các lãnh địa với những loại tiền khác nhau lưu hành, thì nghề kinh doanh tiền tệ xuất hiện để thực hịên việc đổi tiền. K Marx viết “như vậy là việc buôn bán hàng hoá tiền, trước hết là do các quan hệ quốc tế mà có. Một khi đã có các thứ tiền riêng của các quốc gia khác nhau thì các thương gia mua hàng điều buộc phải đổi tiền của nước mình lấy tiền địa phương và ngược lại, hoặc nữa là họ buộc phải đổi những loại tiền khác lấy những nén bạc hay vàng nguyên chất được dùng làm tiền quốc tế. Do đó mà các nghề đổi tiền và nghề người ta coi là 1 trong nền tản phát sinh 1 cách tự nhiên của nghề buôn bán tiền hiện thời”.

Lúc đầu nghề kinh doanh tiền tệ do nhà thờ đứng ra tổ chức đây là nơi tôn nghiêm được dân chúng tin tưởng là nơi an toàn để ký giử tài sản và tiền bạc của mình. Về sau, 1 số thương nhân thấy rằng nghề kinh doanh này có nhiều lợi lộc nên đã chuyển sang kinh doanh tiền tệ. Trong thời kỳ văn minh Hylap nghề kinh doanh tiền tệ được tổ chức ở 3 khu vực: Nhà thờ, tư nhân và Nhà nước.

Những nghiệp vụ đầu tiên của kinh doanh tiền tệ là: đổi tiền nhận gửi và bảo quản tiền, cho vay và chuyển tiền. Cho vay trong thời kỳ này là cho vay nặng lãi, thời kỳ Hylap lãi suất lên tới 33.3%, trong lúc đố hoa hồng đổi tiền gửi chỉ 16%.

Thời kỳ đế quốc la mã, đã xuất hiện các sổ sách ghi chép các khoản thu chi và tài khoản ngân hàng. Thời kỳ phục hưng, các tổ chức kinh doanh tiền tệ phát triển nhanh và mở rộng thêm nhiều nghiệp vụ mới, như việc chi trả bằng thương phiếu, tổ chức thanh toán bù trừ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh… Thời kỳ này đã có 1 số tổ chức kinh doanh tiền tệ có đặc trưng gần như ngân hàng; như ở Tây Ban Nha TK 15 có hai tổ chức là Banco di Barcelone (1401) và Banco di Valencia (1409), có nghiên cứu cho rằng đây là những ngân hàng đầu tiên.

Thế kỷ 17 đã xuất hiện 1 số tổ chức kinh doanh tiền tệ lớn, thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và đặc biệc đã cho ra đời loại tín phiếu chứng nhận về tiền gửi và được dùng để giao dịch (chi trả) gần giống như giấy bạc ngân hàng ngày nay. Các tổ chức này được coi là những ngân hàng đầu tiên: Ngân hàng Amsterdam ở Hoà Lan (1609), ngân hàng Hambourrg ở Đức (1619), và đặc biệt là ngân hàng cổ phần đầu tiên trên thế giới là Anh quốc gia ngân hàng (1694).

2. Các giai đoạn phát triển của ngân hàng.

+ Giai đoạn 1: Từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 18.

Trong giai đoạn này, các hoạt động của ngân hàng có hai đặc trưng.

Các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo ra một hệ thống, không chịu sự ràng buộc và thuộc lẫn nhau.

Mỗi ngân hàng điều có chức năng hoạt động như nhau, bao gồm nhậnn ký thác của khách hàng, chiết khấu và cho vay, phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông, và các dịch vụ tiền tệ như đổi tiền, chuyền ngân….

+ Giai đoạn 2:Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20.

Đầu thế kỷ 18 lưu thông hàng hoá được mở rộng cả về vi mô lẫn phạm vi. Trong đó giai đoạn này, hệ thống ngân hàng được chia ra làm hai loại:

- Các ngân hàng được phát hành tiền được gọi là ngân hàng trung gian, trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại.

Trong thế kỷ 17 -18, ở các nước Công nghiệp Châu âu, việc phát hành tiền được giao cho một số ngân hàng lớn. Nhưng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Nhà nước các nước đã ban hành đạo luật để cho phép 1 ngân hàng duy nhất được phép phát hành tiền các ngân hàng còn lại chuyển thành ngân hàng thương mại.

Trước năm 1908 các ngân hàng ở Anh điều được phát hành giấy bạc ngân hàng, năm 1921 Anh quốc ngân hàng trở thành ngân hàng độc quyền phát hành. Năm 1948, Banque de France là ngân hàng độc quyền phát hành ở Pháp.

+ Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ 20 đến nay.

Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, phần lớn các nước phát triển đã thực hiện cơ chế một ngân hàng độc quyền phát hành, tuy nhiên các ngân hàng này vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Do đó nhà nước không thể can thiệp thường xuyên vào các hoạt động kinh tế thông qua tác động của tiền tệ. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã buộc các chính phủ phải tăng cường can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế, vì vậy Nhà nước cần phải nắm lấy phương tiện cơ bản của nền kinh tế thị trường, đó là tiền tệ. Khâu cơ bản là nắm lấy ngân hàng phát hành: Canada năm 1938. Đức năm 1939, Pháp năm 1945, Anh năm 1946. Ở Anh và Pháp việc quốc hữu háo ngân hàng được thực hiện bằng cách nhà nước mua lại cổ phiếu của ngân hàng phát hành tư nhân và bổ nhiệm người điều hành. Một số nước, ngân hàng phát hành tuy không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng hoạt động vẫn mang tính nhà nước, vì cơ quan quản lý cao nhất của ngân hàng do nhà nước bổ nhiệm, như ở Nhật, Mỹ,…. thời kỳ này khái niệm ngân hàng Trung ương đã ra đời thay thế cho khái niệm ngân hàng phát hành.

3. Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong nhiều thế kỷ trước, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, thương mại kém phát triển, do đó lĩnh vực kinh doanh tiền tệ không có điều kiện để hoạt động, mãi đến thế kỷ 19 mới xuất hiện ngân hàng. Ngân hàng Đông Dương là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam, và là chi nhánh của ngân hàng Đông Dương (Banque de Indochine) của Pháp.

Ngân hàng Đông Dương là ngân hàng tư nhân, nhưng ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, ngân hàng còn cho phép Chính Phủ Pháp cho phép phát hành giấy bạc ngân hàng ở các nước Đông Dương. Bên cạnh ngân hàng Đông Dương còn 1 số ngân hàng thương mại và hiệp hội tín dụng khác, nhưng phạm vi và vi mô không lớn.

Năm 1951 ngâ hàng quốc gia Việt Nam đã thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 6/5/1951 của Hồ Chủ Tịch, bên cạnh ngân hàng nhà nước có một số ngân hàng chuyên nghiệpnhư ngân hàng đâu tư, ngân hàng ngoại thương, quỹ tiêt kiệm XHCN.

Quá trình phát triển của ngân hàng Việt Nam từ 1951 đến nay có thể chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Hệ thống ngân hàng 1 cấp ra đời gắn liền với cơ chế quản lý tập trung. Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò ngân hàng Trung ương vừa đóng vai trò ngân hàng trung gian. Các ngân hàng chuyên nghiệp, thực chất chỉ là chi nhánh đặc biệt của ngân hàng Nhà nước. Mô hình ngân hàng một cấp hình thành đầu tiên ở Liên Xô, và áp dụng ở Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1987.

Đặc điểm của hệ thống ngân hàng 1 cấp:

* 1 ngân hàng độc quyền sở hửu Nhà nước; các ngân hàng chuyên nghiệp thực chất chỉ là chi nhánh đặc biệt của ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng thuộc quyền sở hửu Nhà nước.

* Ngân hàng được tổ chức quản lý theo cơ cấu tổ chức hành chính trụ sở NHNN đóng tại Hà Nội, mỗi tỉnh có một chi nhánh và mỗi huyện có một chi nhánh trực thuộc.

* Hoạt động của ngân hàng được tiến hành tập trung theo kế hoạch bao gồm kế hoạch phát hành, kế hoạch tín dụng, kế hoạch tiền mặt.

Mô hình ngân hàng một cấp biểu lộ những yếu kém do tính tập trung quan liêu và thiếu yếu tố cạnh tranh, do đó việc đầu tư vốn kém hiệu quả. Vì vậy từ những năm 80 các nước XHCN đã tiến hành đổi mới hệ thống ngân hàng phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường.

+ Giai đoạn 2: Hẹ thống ngân hàng 2 cấp. Theo mô hình này hệ thống ngân hàng được chia ra 2 loại.

Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông. Không trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp và dân cư.

Các ngân hàng trung gian: là ngân hàng đóng vai trò là doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tiền tệ.

Quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam, chuyển từ hệ thống ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp, được tiến hành từ năm 1987 đến nay, theo chỉ thị số 218/CT ngày 13/7/1987 và Nghị định 53/HĐCP ngày 26/3/1988.

Ngày 13/5/1990, Nhà nước đã ban hành 2 pháp lệnh về ngân hàng: Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng HTX tín dụng và công ty tài chính, theo 2 pháp lệnh này hệ thống ngân hàng bao gồm:

* Ngân hàng Trung ương: là ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

* Các ngân hàng trung gian: Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển, công ty tài chính và hợp tác xã tín dụng.

Câu hỏi củng cố

1. Trình bày sự ra đời và phát triển của ngân hàng? 2. Trình bày lịch sử phát triển hệ thống các ngân hàng?

Bài hướng dẫn 2: CÁC LOẠI NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)