Các thể loại kịch trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 30 - 32)

trưởng thành và phát triển, bước đầu gặt hái được những thành công nhất định. Sự ra đời của kịch nói đã góp phần cùng với Tiểu thuyếtThơ mới đưa văn học nước ta bước vào quỹ đạo văn học hiện đại của thế giới. Đồng thời, sự ra đời của kịch nói còn góp phần làm phong phú thêm cho gia tài sân khấu Việt Nam.

1.2.3. Các thể loại kịch trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 1945

Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại kịch khác nhau. Tùy theo mục đích của việc nghiên cứu, mà mỗi người có những cách phân loại riêng. Để có thể phân loại kịch trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, tác giả luận văn dựa vào cách phân loại kịch của Trần Đình Sử trong cuốn “Lí luận văn học”. Theo Trần Đình Sử: “Cách phân loại phổ biến nhất vẫn là dựa vào loại hình xung đột, vào lý tưởng, mục đích xã hội của cuộc đấu tranh mà nhân vật trung tâm theo đuổi, vào cảm xúc thẩm mỹ của độc giả và khán giả, theo đó, kịch được chia thành các thể: bi kịch, hài kịch và chính kịch” [66, 349]. Dựa trên cơ sở phân chia đó, tác giả luận văn khảo sát những tác phẩm kịch nói giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, tác giả luận văn nhận thấy kịch có các thể loại: bi kịch, hài kịch và kịch nói. Có thể nói, đây là những thể loại mà

theo chúng tôi là đạt được những thành tựu nổi bật và tạo được dấu ấn riêng đặc sắc.

Trước hết, khái niệm bi kịch ở đây cần hiểu nó như một thể loại trong kịch nói. Bi kịch thường được coi như đối lập với hài kịch. Theo “Từ điển

thuật ngữ văn học”: “Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành

động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn, … diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng” [18, 18]. Trong “Nghệ thuật thy ca”, Aristotle cho rằng bi kịch là: “Bi kịch là sự mô phỏng một hành động quan trọng và trọn vẹn có một quy mô nhất định…; bằng hành động, chứ không phải bằng câu chuyện kể, bi kịch gợi sự xót thương và sợ hãi, thực hiện sự thanh lọc các cảm xúc đó” [4, 34]. Như vậy, có thể nói một cách khái quát rằng bi kịch phản ánh những xung đột gay gắt, quyết liệt và thường kết thúc mang cảm hứng bi thương hoặc cái chết của nhân vật. Thể loại bi kịch trong kịch nói nước ta giai đoạn này có những tác phẩm như: “Kim tiền” của Vi Huyền Đắc (1938), “Không một tiếng vang” của Vũ Trọng Phụng (1931), “Trường hận – Dương Qúy Phi” của Vi Huyền Đắc – Thế Lữ (1942), “Yêu Ly” của Lưu Quang Thuận (1942), “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng (1941),…

Nếu như bi kịch thường tập trung phản ánh cái bi thì hài kịch lại hướng đến sự chế giễu, cười nhạo cái xấu xa. Khi phân biệt bi kịch và hài kịch, Aristotle cũng dựa trên cơ sở loại nhân vật hành động vì hài kịch thì nhằm miêu tả những người xấu hơn, còn bi kịch lại nhằm miêu tả những người tốt hơn so với những người trong thực tế. Ở thể loại hài kịch trong giai đoạn này có các tác phẩm như: “Ông Tây An Nam” của Nam Xương (1931), “Nghị

(1938),

Cuối cùng là kịch nói. Kịch nói hay còn gọi là kịch Drame. Cũng giống như hai thể loại trên, kịch nói phản ánh những mâu thuẫn, xung đột gay gắt nhưng không hẳn là hài, cũng không phải là bi. Ở thể loại kịch nói có các tác phẩm như “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long (1921); các vở như “Uyên

ương” (1927), “Hoàng Mộng Điệp” (1928), “Hai tối tân hôn” (1929) của Vi

Huyền Đắc;Nguyễn Hữu Kimvới vở “Bạn và vợ” (1927) v.v…

Cũng cần lưu ý rằng việc phân chia văn học ra các thể loại nói chung cũng như sự phân chia các loại hình kịch khác nhau nói riêng bao giờ cũng chỉ mang tính chất tương đối, giáo khoa. Như nhà mĩ học Đức G. Lessing đã nhận xét: “Chỉ trong một cuốn sách lí luận, cuốn sách giáo khoa, người ta mới cần phân biệt thể tài một cách chính xác. Nhưng khi một nhà thơ thiên tài hỗn hợp nhiều thể loại thành trong cùng một tác phẩm, làm như thế vì những mục đích cao hơn, thì chúng ta hãy nên quên đi cuốn sách giáo khoa, và chúng ta hãy chỉ nên hỏi liệu cái mục đích cao hơn đó có đạt được hay không mà thôi. Con la, liệu có thể vì không phải con lừa, không phải là ngựa mà không còn là một con vật có ích nhất được chăng?” [23, 222].

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)