Cảm hứng lãng mạn

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 66)

Trong “Những thế giới nghệ thuật thơ”, Trần Đình Sử có bàn về cảm hứng lãng mạn: “Lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên thực tại, là thơ của tâm hồn, một tâm hồn đã giải phóng khỏi mọi quy phạm giáo huấn, rất đỗi thành thực, tự bộc lộ mình mà không cần một ước lệ nào. Đồng thời, thơ lãng mạn là thơ lấy tâm hồn mình làm trung tâm, không chấp nhận cõi thực tầm thường, bằng phẳng, nhạt nhẽo, vô cảm. Nó vượt lên bằng tưởng tượng cuộc sống, bằng mộng ảo, hoài niệm và mỹ hóa phong tục, phong cách truyền thống, ngôn từ… chỉ để nhằm mục đích tự khẳng định chất người của mình, sự tự do của tâm hồn mình” [65, 48].

Còn trong “Dẫn luận nghiên cứu văn học”do G.N.Pôxpêlốp chủ biên có nói về cảm hứng lãng mạn (chất lãng mạn) như sau: “Chất lãng mạn là trạng thái phấn chấn của tâm hồn được tạo ra bởi khát vọng hướng tới lý tưởng cao cả và được khách quan hóa trong các mặt và các hiện tượng đời sống có liên hệ với ý thức về tư tưởng ấy” [58, 195].

Như vậy, cảm hứng lãng mạn chính là cách nhìn thế giới mang đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ. Có thể là ước mơ, là rung động về lý tưởng cao đẹp, khát vọng lớn lao của những con người có hoài bão cao cả,… muốn vươn tới những cái chưa có trong thực tế.

Tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn trong giai đoạn này là những vở kịch:

“Ngã ba” (1943) của Đoàn Phú Tứ; “Vũ Như Tô” (1941) của Nguyễn Huy

Tưởng.

Có thể nói, nhiều vở kịch ngắn trước đó của Đoàn Phú Tứ như “Những bức thư tình”, “Gái không chồng”, “Con chim xanh”, “Sau cuộc khiêu vũ”,

“Mơ hoa”,… được mở đầu bằng không gian u ám, tẻ lạnh, mơ hồ và mênh

dữ dội, đầy “tử khí”, vẳng lại tiếng kèn đám ma khi xa khi gần. Hùng vừa tự tử bằng súng nhưng được Mạnh và một số người bạn khác cứu sống. Sau đó, câu chuyện chỉ xoay quanh triết lý nhân sinh của sáu chàng trai: 5 người trên dưới ba mươi tuổi (Hùng, Mạnh, Cầm, Thi, Lượng) và một người hai mươi tuổi (Tuyền). Trong sáu người đó thì có hai người vừa tự sát chết hụt (Hùng và Tuyền), một người luôn chìm đằm trong men rượu (Lượng), một người có tính khí thất thường (Mạnh). Họ liên tục trao đổi với nhau, đại loại như với Thi: “Tin là một chữ tôi đã xóa bỏ ở mọi quyển tự vị của tôi rồi. Tôi chả tin gì cả”; với Lượng thì: “Sống hay chết tôi chỉ còn thấy mệt mỏi ngang nhau. Cho nên tôi không bao giờ nghĩ đến. Mà cũng chẳng bao giờ định tâm làm gì để sống, hoặc để chết cả… ”; còn với Cầm thì: “… chẳng thà có một nỗi buồn gì rõ rệt. Đằng này người ta đã vượt lên trên cả nỗi buồn vui, mọi niềm yêu ghét rồi, chỉ còn một nỗi trống trải mênh mông, một sự mệt mỏi không cùng”… Kỳ lạ thay, những con người mang trong mình khối “tâm tử” ấy, lại hội ngộ tại ngôi nhà hẻo lánh bên suối, ngày đêm văng vẳng tiếng kèn đưa ma, mà có lần Cầm đã nói: “toàn một màu tử khí” còn Lượng thì thốt lên: “… mỗi người chúng ta mang nặng một cái Tôi, cách biệt với muôn ngàn cái Tôi khác. Mỗi người chúng ta đã tự xây một bức tường thành bao kín, như con tằm tự vương mãi giây oan. Ôi hẻo lánh là chừng nào, mịt mù, thảm thiết”… Kết thúc câu chuyện là cảnh mọi người đang hào hứng sửa soạn lên đường thì Hùng lại dùng ngón tay thiện xạ của mình để hoàn thành số kiếp. Dường như: “Mỗi nhân vật trong Ngã ba đều có một triết lý về nhân sinh riêng nhưng tựu trung đều gặp nhau ở chỗ thấy cần phải giải thoát khỏi cuộc đời này” [27, 127].

“Ngã ba đã phảng phất những nét chủ nghĩa biểu hiện (expresssionisme) và với một nghệ thuật kịch xuất sắc, Đòan Phú Tứ đã đưa kịch lãng mạn đến với nghệ thuật hiện đại của thế kỷ XX” [37, 419].

viết vở kịch “Vũ Như Tô”.Vũ Như Tô – một kiến trúc sư có chí, có tài nhưng phải bất lực trước sự nghiệt ngã, vô lý của triều đại phong kiến đối với dân thường: “nhà không cho làm cao, áo không cho mặc đẹp”. Vì thế, Vũ Như Tô kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài: “Xây dựng Cửu Trùng Đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô? Tôi không thể đem tài ra làm một việc ô uế, muôn năm làm bia miệng cho người đời được”. Khẳng khái là thế nhưng lại bị Đan Thiềm thuyết phục: “Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện không phải thẹn với những cung điện đẹp nước ngoài, thế là đủ. Hồng Thuận sẽ xét công cho ông và nhớ ơn mãi mãi”. Và thế là Vũ Như Tô nghe lời Đan Thiềm đem hết tài năng, tâm huyết và sức lực của mình để xây dựng cung điện.

Nhưng Cửu Trùng Đài mỗi ngày cao thêm một lớp là mỗi ngày dân tình khổ thêm một tầng: mất mùa, thuế tăng, tai nạn thảm khốc chết một lúc hàng trăm người. Và Vũ Như Tô bị nhân dân thù oán, căm ghét. Trước lúc lâm nguy, Vũ Như Tô vẫn còn biện luận cho mình: “Tôi sống với Cửu trùng đài, chết cũng với Cửu trùng đài. Hồn tôi để cả đây thì tôi chạy đi đâu”. Khi Cửu trùng đài bị đốt, Vũ Như Tô rú lên: “Trời ơi, phú cho ta cái tài làm gì! Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu trùng đài! Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường”.

Như vậy, cho đến phút cuối của cuộc đời, Vũ Như Tô vẫn mang trong mình một mâu thuẫn lớn mà chính bản thân tác giả Nguyễn Huy Tưởng trong lời đề tựa cũng bộc lộ rõ những băn khoăn: “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải… Cửu trùng đài không thành nên mừng hay nên tiếc… Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Đó là một câu hỏi lớn: “Vũ Như Tô không chỉ đặt ra những vấn đề thời đại – không chỉ là vấn đề trách nhiệm của người nghệ sĩ trước sự tồn vong của dân tộc, không

chỉ là sự phân vân giữa nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh, Vũ Như Tô là cả những vấn đề muôn đời của văn hóa Việt mà cho đến hôm nay, nó vẫn còn nguyên giá trị” [37, 420].

Ngoài hai vở kịch tiêu biểu trên, cảm hứng lãng mạn còn được thể hiện ở những vở kịch nói về tình yêu: “những cuộc tình duyên éo le, trắc trở để ngậm ngùi, xót xa hoặc ngợi ca những mối tình “thơ mộng” [27, 125] như: Bóng

giai nhân, Lý Chiêu Hoàng, Vân muội,

“Bóng giai nhân”, Yến Lan để cho tráng sĩ đuổi theo Bóng giai nhân mà

sát hại để cho gươm báu được “nhiệm màu” như lời thần nhân báo mộng. Còn Phan Khắc Khoan tỏ ra căm ghét Trần Thủ Độ vì đã giết chết mối tình thơ mộng, nồng nàn giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tôn.

“Vân muội”, Vũ Hoàng Chương để nhân vật Hoàng Lang đắm chìm

trong giấc mơ huyền hoặc với một cô gái.

Phảng phất đâu đó trong những vở kịch giai đoạn này, người đọc đều bắt gặp cảm hứng lãng mạn. Đó chính là hình ảnh thiên nhiên xuất hiện dày đặc trong những vở kịch giai đoạn này như ánh trăng, gió, sương, khói, mây, bến sông, ... Phải chăng, sự xuất hiện của hình ảnh thiên nhiên này đã góp phần bộc lộ tâm trạng con người, mang tâm trạng của con người với đủ mọi sắc thái: trăng khuyết, trăng mờ, trăng khuya, trăng vằng vặc tỏ, trăng biêng biếc...; gió âm cung, sương mù mênh mang, ngõ lạnh bến sầu, mây sầu đen phủ khắp, … Dường như thiên nhiên và con người hòa nhập làm một.

Thiên nhiên trong “Bóng giai nhân” mờ mờ ảo ảo như sương khói rất phù hợp để diễn tả tâm trạng của người tráng sĩ họ Đỗ rượt theo Bóng giai nhân (người đẹp):

“Lời thần mộng:

Nắng của trần gian sáng điểm hoa, Mộng vàng hanh rạng núi xa xa.

Bích San thôn nở đầy bươm bướm, Bươm bướm bay về Lý Đạt gia. ” Hay:

“… Chuông gió sầu buông liễu thướt tha, Nửa vành trăng lệ ghé thăm hoa,

Đã nghe gờn gợn buồn ven bến, Gió lộng đùa xao ánh nước nhòa. Bên giếng sầu tư ngửa đón trời, Thu vèo gió lạnh lá thu rơi. …”

(Bóng giai nhân)

Trong “Kiều Loan” của Hoàng Cầm, “giăng” đã khơi gợi nỗi buồn của lòng người và cũng nhờ “giăng” Người què đã gửi gắm tâm sự, nỗi nhớ nhung da diết:

“Người què:

Ba năm chẳng biết giăng tròn khuyết Đêm nay giăng xế đến đâu rồi? Mắt ta nhìn mãi tường rêu đá Cũng hóa thành giăng lạnh lẽo soi. Ta mất đêm rằm quê vợ cũ

Mất ngày rồng rắn tuổi lên mười Vợ ta trách mãi người trong ngục Quên bẵng tình giăng muôn dặm khơi. Ví ta mượn cánh con chim nhạn

Sẽ vút trời xanh thăm thẳm sâu Mỏ ngậm giăng về thăm vợ cũ Nhìn xem ngực yếm có phai màu”

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)