Xung đột giữa hai lực lượng đối lập: chính nghĩa và phi nghĩa

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 90)

Có thể nói, đây là loại xung đột xuất hiện khá phổ biến trong các tác phẩm kịch giai đoạn này. Xung đột giữa hai lực lượng đối lập chính nghĩa và phi nghĩa được hiểu theo nghĩa thông thường và phổ biến nhất là xung đột giữa thiện – ác, tốt – xấu, trung – nịnh. Những vở kịch tiêu biểu là “Kiều

Loan” của Hoàng Cầm, “Lam sơn tụ nghĩa” của Nguyễn Xuân Trâm, “Trần

Can”“Lý ChiêuHoàng”của Phan Khắc Khoan,…

Ở vở kịch “Lý Chiêu Hoàng”, Phan Khắc Khoan lấy mối tình đẹp giữa Trần Thái Tôn và Lý Chiêu Hoàng làm nền để xung đột kịch giữa hai nhân vật này và Trần Thủ Độ nảy sinh, phát triển. Xung đột kịch nảy sinh khi thái sư Trần Thủ Độ buộc vua Trần Thái Tôn phải phế bỏ Lý Chiêu Hoàng lập vợ của anh trai mình là Trần Liễu làm hoàng phi để giữ ngôi nhà Trần. Nếu như Trần Thủ Độ quyết tâm thực hiện tham vọng của mình bằng mọi giá thì Trần Thái Tôn cũng kiên quyết không từ bỏ mối tình mười hai năm vô cùng sâu nặng để giữ vững cương thường đạo lý:

“Mười hai năm ái ân đằm thắm! Ta còn mong ở lại để làm chi Ngôi vua đây ta chẳng thiết tha gì! Giờ có lẽ gió trời rên bi thiết

Giờ là lúc cùng các ngươi vĩnh biệt: Hỡi ngai vàng, điện ngọc ấn quân vương Ta đành đi vì đạo nghĩa cương thường Bởi loạn tướng gian thần Trần Thủ Độ

…Giờ ngôi báu yêu đương chịu tơi bời điên đảo Ngôi vương đế bị hãm kìm trong vòng tay hung bạo”

Xung đột càng trở nên căng thẳng gay gắt khi Lý Chiêu Hoàng rời bỏ cung điện xuống làm một thường dân lánh đời ở chùa thì vua Trần Thái Tôn từ bỏ ngôi vương đi tu để chống lại Trần Thủ Độ. Xung đột lên đến đỉnh điểm chính là lúc Trần Thủ Độ gặp vua Trần Thái Tôn ở chùa và Trần Thủ Độ quyết định lấy chùa làm điện các làm nơi hội đàm quốc sự:

“Trần Thủ Độ:

Nếu Thánh thượng quyết không ngự về cung cấm Thì thần xin thiết điện tại nơi đây

Có gì đâu, đành đổi chốn am mây Ra điện các để hội đàm quốc sự”

Trước sức ép của Trần Thủ Độ, vua Trần Thái Tôn đã không còn cách nào khác là nghe theo lời Trần Thủ Độ về cung nhưng trong lòng vô cùng đau khổ. Xung đột giữa Trần Thủ Độ và Trần Thái Tôn nói rộng ra là xung đột giữa tình nghĩa, luân thường đạo lý… với danh vọng, tiền tài… Trong cuộc chiến ấy, có vẻ như công danh, lợi lộc… thắng thế nhưng đó chỉ là tạm thời bởi thâm tâm vua Trần Thái Tôn vẫn ngấm ngầm đau khổ và lén lút đến chùa gặp người vợ yêu thương của mình – Lý Chiêu Hoàng.

Cũng trong mạch xung đột ấy, Phan Khắc Khoan lại khai thác xung đột giữa vua Hồ Qúy Ly với người anh hùng Trần Can. Ngay từ đầu, người đọc thấy rõ ràng hai người ở hai thế đối lập nhau: một bên là vua (Hồ Qúy Ly) còn bên kia là dân thường nhưng đại diện cho những người dám tiếc thương triều đại cũ. Thế nhưng tình huống kịch chỉ xuất hiện khi người cung phi nhắc đến tên người anh hùng Trần Can. Xung đột kịch càng trở nên gay gắt khi Hồ Qúy Ly dùng người cung phi ra uy hiếp Trần Can không được sáng tác thơ tiếc thương nhà Trần nữa. Đứng trước tình thế ấy, người anh hùng Trần Can không còn cách nào khác là phải chấp nhận vô điều kiện. Dù chiến thắng đã thuộc về Hồ Qúy Ly nhưng cũng chỉ là bề ngoài thôi bởi đã hai năm trôi qua

Trần Can vẫn không nguôi tưởng nhớ nhà Trần. Trước khi chết, Trần Can sáng tác một bài thơ uất hận như khẳng định sự chiến thắng của mình. Đó là sự chiến thắng của trung thần, của chính nghĩa đối với những kẻ gian ngoa, độc ác:

“Trần can:

…Qúy ly hỡi, ngươi không cảm thương người nghĩa khí, Ngươi đã giết những anh hùng, hiệp sĩ,

Những trung thần cứu quốc của tiền triều,

Nhưng linh hồn ta, muôn năm phóng đãng, phiêu diêu, Không thể bức bách, nén đè, kiềm chế,

Sẽ tránh khỏi lưỡi gươm nhờn ô uế… Rồi đây, ôi gian tướng họ hồ

Linh hồn ta muôn năm siêu thoát tự do…”

(Trần Can)

Vở kịch “Kiều Loan” xoay quanh hai tuyến nhân vật đại diện cho hai lực lượng đối lập nhau về lợi ích và nhân cách. Nếu như Kiều Loan, Ông già, Quan Hiệu úy, Quan Tham tri… là những người lương thiện, giàu lòng trung hậu, nặng nghĩa nặng tình… thì chuá Nguyễn, Hình thị lang, Ngục quan, nội quan… lại là những người xấu xa, độc ác, gian ngoa, …

Khi triều đình Tây Sơn sụp đổ, chúa Nguyễn lên thay cũng là lúc tâm trạng Kiều Loan và Ông già không khỏi nhớ thương người anh hùng áo vải anh minh Quang Trung – Nguyễn Huệ. Chính vì vậy, họ không chấp nhận được hiện thực đổi chúa. Và trong mắt Ông già thì vua đã chết:

“Ông già:

Tuổi thơ quỳ dưới gối gia nghiêm Đi học, quỳ nghe chữ thánh hiền Lúc gặp đấng anh hùng áo vải

Ta quỳ nghe tiếng sét kinh thiên Ngày nay, tóc bạc, thân trơ trọi Cha mẹ nằm yên dưới dạ đài Thầy học qua đời, vua đã mất Hỏi ta còn quỳ trước mặt ai?”

Còn trong mắt Hình thị lang thì Ông già là phản nghịch của triều đình: “Hình thị lang:

Hãy khai thực những ai cùng theo Ngụy Ta tâu vua sẽ giảm tội cho ngươi”

Dù bị uy hiếp nhưng Ông già vẫn trả lời khẳng khái: “Ông già:

Làm giặc ư? Sao lại hỏi mình tôi?

Người làm loạn là những người phẫn uất Vì chính sự bạo tàn. Ôi! nước mắt

Bao nhiêu lần rỏ xuống những hồn oan? Chính sự gì đi cầu viện ngoại bang Về tàn sát những người dân vô tội? Ông Nguyễn Huệ ngày xưa đi bốn cõi Chia kho tàng Trịnh Nguyễn cho muôn dân Đến ngày nay ai là lũ bất nhân

Đã cướp hết quả ngon vườn tươi tốt? Chính sự gì? Lũ dã man ngu dốt

Giết hiền tài, ưa xiểm nịnh, nạt dân lành?”

Kiều Loan cũng vậy, trước sau nàng vẫn không nguôi tưởng nhớ vua Quang Trung, nàng căm ghét chúa Nguyễn. Nàng đã hết mực khuyên chồng – Vũ Văn Giỏi giúp Nguyễn Quang Toản khôi phục triều đại nhà Tây Sơn nhưng chồng nàng lại theo chúa Nguyễn. Nàng vô cùng đau khổ:

“Kiều Loan:

Dân nổi lên như bão

Vì Nguyễn triều đi ngược lại lòng dân Chàng nghe tôi đừng ra lệnh xuất quân Đừng chém giết những người dân vô tội”

Thuyết phục mãi không được, nàng đã quyết định giết chồng dù nàng rất yêu thương.

Đó còn là xung đột giữa quan Tham tri, quan Hiệu úy với Hình thị lang. Tuy họ đều là những người làm quan trong triều đình Nguyễn Ánh nhưng lại xung đột gay gắt với nhau. Cũng tại bởi một bên là những người nhân nghĩa, giàu tình thương còn một bên là gian ngoa, xảo quyệt nên không thể có được tiếng nói chung nếu không nói là thù địch cũng là điều khó tránh khỏi:

“Tham tri:

Câm mồm ngay mi quen giọng nói điêu Mi trù tình gì trên những dòng vu cáo? Thêm một nấm mồ, mi thêm mũ áo Vùi thây một người mi nuốt thịt ngon Chém một ông già mi đẻ thêm con Cưới thêm vợ trên bao nhiêu hài cốt Thang danh vọng mi định trèo chót vót Mi nghiến răng đạp dúi cổ bạn đồng liêu Mi gây ra tang tóc đã nhiều

Nợ xương máu phải trả bằng xương máu.”

Và để giải quyết xung đột này, Quan tham tri đã giết chết Hình Thị Lang.

Cũng giống tinh thần của những vở kịch trên, vở “Lam sơn tụ nghĩa”

của Nguyễn Xuân Trâm là mâu thuẫn giữa những người anh hùng như Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn… và nhân dân ta với quân cướp nước (giặc Minh) tàn bạo, độc ác:

“Kỳ lão I: (Giọng run run, vẻ mặt đau đớn) … Bẩm tôn ông thật nghìn vạn đắng cay! Cây càng chiều thì gió lại càng lay.

Thấy trát đến thật dở cười dở khóc! Dân chúng tôi trăm bề khổ nhục, Thân thích ngày ngày thịt nát máu rơi! Phục dịch bốn mùa bỏ nghiệp sinh nhai, Làng mạc điêu tàn, gia đình tan rã”

Tóm lại, hầu hết các vở kịch khi đi vào khác thác mâu thuẫn giữa hai lực lượng chính nghĩa và phi nghĩa đều để cho cái phi nghĩa chiến thắng một cách tạm thời. Để từ đó, các tác giả đi đến khẳng định sự tất thắng của chính nghĩa. Phải chăng, thông qua xung đột này, các tác giả phần nào muốn phản ánh thực tại xã hội ở nước ta đang bị đế quốc Pháp xâm lược, thi hành những chính sách cực kỳ tàn bạo, bóc lột dân chúng tàn tệ, thủ tiêu những người có ý định chống đối. Đồng thời, các tác giả muốn gửi tới người đọc một thông điệp rằng một ngày nào đó chúng ta nhất định đuổi quân cướp nước ra khỏi bờ cõi giành được độc lập dân tộc.

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)