Ngôn ngữ độc thoạ

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 109)

Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật với một nhân vật vắng mặt hoặc nhân vật tự nói với chính mình, đôi khi còn là nói với người xem kịch. Để khai thác chiều sâu tâm lý của các nhân vật, các nhà viết kịch đã để cho các nhân vật của mình tự nói lên những uẩn khúc bên trong của mình. Có thể nói, độc thoại là những giây phút “nói thật nhất” của nhân vật. Trong kịch, độc thoại được xem như một biện pháp đặc biệt quan trọng để bộc lộ nội tâm nhân vật. Cũng như đối thoại, độc thoại trong kịch cũng có những đặc điểm của hành động. “Trong kịch, không chỉ riêng lời đối thoại, mà ngay cả lời độc thoại cũng có những đặc điểm của một hành động. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ, trong độc thoại đối tượng tác động của lời thoại không phải là lời của người khác mà là của chính bản thân nhân vật đang độc thoại” [66, 348].

Trong vở “Bóng giai nhân”, hầu hết là lời độc thoại của nhân vật người tráng sĩ. Nếu như ở hồi I và hồi II, người đọc còn thấy những lời đối thoại ngắn gọn của Người đúc kiếm và Người đạo sỹ nhưng đến hồi III – cuộc gặp gỡ giữa Tráng sỹ và giai nhân thì hoàn toàn không có đối thoại nào giữa hai người. Trong suốt hồi III của vở kịch, Hoàng Cầm đã để cho người Tráng sỹ nói một mình nhưng chính những lời độc thoại nội tâm của Người tráng sỹ lại nói lên bao điều. Qua đó, ta như thấy sự đấu tranh, dằn vặt cũng như những đau khổ đang diễn ra trong tâm tư người Tráng sỹ. Sự xung đột gay gắt trong nội tâm giữa một bên danh vọng, sự bình an của muôn người với một bên là người con gái đẹp cứ như đang giằng co mãi không có câu trả lời:

“Tráng sĩ:

Nàng bước đi gót nở những sen vàng, Hương màu nhiệm nhẹ vương trên nếp áo! Ôi huyền ảo, một phi thường huyền ảo Giai nhân ơi, dừng cánh bướm, chờ tôi Ngát màu hoa, cho tỏ một đôi lời (Tự nói)

Không thể được. Dường đâu đây tiếng gọi

Đài vinh quang muôn tầng cao vòi vọi (Phân vân) Nhưng mà ai nỡ giết một giai nhân?

(…)

(Lại rút gươm ra, dáng quả quyết) Kìa xa xa hiện rõ bóng cờ thành,

Những vinh quang thơi thới buổi thanh bình. Ta chợt thấy vạn uy nghi hình tượng.

Sấm hoan hội bốn phương trời hưởng ứng, Vọng mặt rồng ngọc phơi ánh kim giai (…)

(Bâng khuâng giây phút) (…)

(Đau đớn, dằn vặt) (…)

(Nhìn lâu vào gươm)

Hỡi gươm vàng, trăng gió đã nôn nao, Buồm Hà Giang chờ lướt sóng lao xao… Có linh thiêng hãy khua lên, bảo kiếm! Nếu không giết, sao cho ngươi màu nhiệm? Sao cho tròn sóng dậy khắp Tề bang,

Muôn năm thuyền neo lại bến vinh quang! (…)

Rối lòng đây, nàng có biết chăng nàng?”

Cũng giống như Nguyễn Bính – Yến Lan trong “Bóng giai nhân”, Vũ Hoàng Chương cũng tập trung khai thác triệt để ngôn ngữ độc thoại trong vở

Trương Chi – Mỵ Nương và đây là một trong những đoạn độc thoại của chàng Trương:

“(…) Đắm say rồi, Nàng ơi! Nàng ơi! Nhưng mà… thôi thế là thôi…!

Giấc mơ thôi đã tan rồi còn đâu! Thân này thôi nhé,

Dòng sông chôn sâu! Hồn đơn vắng vẻ Nào tan được đâu.

Nghìn năm dằng dặc thương đau

Gió đưa giùm nhé, qua lầu cô gái đài trang. Rằng ta vò võ yêu nàng,

Song hoa bằn bặt khép, Nghìn dặm trong tấc gang… (…)

Thăm thẳm dòng sông ta gửi xác Nhưng hồn ta sẽ vướng bên nàng (…)”

Không phải ngẫu nhiên Vũ Hoàng Chương lại sử dụng triệt để ngôn ngữ độc thoại và để cho nhân vật tự giãi bày tâm sự nhiều đến thế trong vở kịch này. Trong hoàn cảnh của Trương Chi – một chàng trai có thân phận nếu không nói là thấp hèn lại thêm: “Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay” hoàn toàn đối lập với Mỵ Nương – con gái Tể tướng lại xinh đẹp. Đã vậy, chàng đã bị Mỵ Nương thẳng thắn đến tàn nhẫn khi chê chàng xấu và đuổi chàng:

“Mỵ Nương: (Xua tay giận dữ) … Giọng hát

Có lẽ nào do một kẻ phàm đây”

Như vậy, Trương Chi chỉ còn một cách duy nhất là độc thoại, là hát lên tiếng nói của trái tim mình bởi chỉ có như vậy chàng mới cho người đọc hiểu được nỗi lòng “tương tư” của kẻ đang yêu đơn phương.

Còn đây là đoạn độc thoại của An Lộc Sơn trong vở “Dương Qúy Phi”:

“An Lộc Sơn:

Trời đất nào? Qủy thần nào? Mà độc ác, mà hung tàn đến thế?

Ta có mười vạn binh hùng, đem uy phong cái thế, Dẹp thành, chuyển nước, lật đổ ngai vàng,

Chiếm một giang sơn, rộng lớn nhất trần gian Mà bây giờ bó tay thua tử mệnh,

Khuất nhục mà thua, vô mưu khả tính Vô lực khả thi!

(…)”

Tình yêu thương vô hạn của An Lộc Sơn dành cho Dương Qúy Phi, sự bất lực khi phải nhìn người yêu mất mạng trên tay mình mà vô phương cứu chữa, sự oán trách trời xanh đã cố tình đưa đẩy mình vào cảnh ngộ chớ trêu,… Tất cả những gì đang diễn ra, đang gào thét trong nội tâm An Lộc Sơn dường như được phơi bày cho người đọc thấy, cho người đọc hiểu.

Qủa thực nếu như không có những đoạn độc thoại nội tâm thì làm sao người đọc cắt nghĩa được nỗi đau đớn tột cùng của nhân vật. Bởi nhiều khi những đau đớn về thể xác thì vết thương ấy sẽ mau lành còn những đau đớn về tinh thần thì cứ gặm nhấm con người từng ngày cho đến khi con người bị kiệt sức cũng chưa chịu buông tha.

Có thể nói, các tác giả kịch nói giai đoạn này đã rất tinh tế và sử dụng hiệu quả ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại trong xây dựng hành động

kịch tạo nên ngôn ngữ hành động. Chúng tôi không còn thấy những câu văn biền ngẫu, sáo ngữ,… như giai đoạn trước. Đây là một đoạn đối thoại giữa cô Huệ và cậu Lém trong vở “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long có vẻ như gượng gạo:

“(…) Cô Huệ: - Trông cậu thật là người phong nhã, khác phường công tử lăng nhăng. Cho nên, tôi cũng muốn nói một chuyện về lâu về dài. Nhưng tôi còn e rằng cậu ở chẳng được như lời thì sau này xiết bao tủi thẹn!

Cậu Lém: - Mình ơi! Nếu vậy, mình còn nghi tôi hay sao? Tôi nào phải người trăng gió vật vờ. Chẳng qua là duyên nợ ba sinh, khuôn xanh xui khiến, mà từ khi gặp gỡ lòng muốn đeo đai, muốn cùng nhau kết tóc xe tơ, trăm năm phỉ nguyện (…)”.

Vậy là chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu mà mình đề ra khi làm rõ những đặc điểm về nghệ thuật của kịch nói Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945 ở ba phương diện: hành động kịch, xung đột kịch và nhân vật kịch.

Tiểu kết

Trên đây, chúng tôi đã phần nào làm rõ thành tựu về mặt nghệ thuật của kịch nói Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945 về ba phương diện mà chúng tôi cho là đặc sắc: hành động kịch, xung đột kịch và ngôn ngữ kịch.

So với giai đoạn trước, chúng tôi nhận thấy kịch nói đã có những tiến bộ rõ rệt về mặt nghệ thuật. Hiện tượng các tác giả nhảy ra sân khấu để nói với khán giả ở giai đoạn trước đã được thay thế bằng việc khắc họa rõ nét tính cách nhân vật, khai thác chiều sâu trong tâm hồn nhân vật, để nhân vật tham gia vào hành động kịch và giải quyết xung đột kịch. Các tác giả đã chú trọng vào việc xây dựng hành động kịch thống nhất, dẫn dắt hành động phát triển từ thấp đến cao một cách liên tục và chặt chẽ, đặc biệt vai trò của ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại trong kịch cũng được khai thác và sử dụng triệt để, hàm súc,… Tất cả những ưu điểm trên tạo nên những kịch bản có giá trị

nghệ thuật cao góp phần làm rõ những đặc trưng cơ bản về mặt thể loại. Chúng tôi cho rằng đây là những thành tựu rất đáng được trân trọng và làm nên tên tuổi của các tác giả viết kịch giai đoạn này. Những vở như: “Yêu Ly”

của Lưu Quang Thuận, vở “Dương Qúy Phi” của Vi Huyền Đắc – Thế Lữ,

vở “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng,…có thể xem là những vở kịch tiêu

biểu trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)