Vị trí của kịch nói trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 36 - 39)

đến năm 1945

Sau 25 năm hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của phương Tây, kịch nói Việt Nam từng bước đạt được những thành tựu đáng chú ý trên nhiều phương diện, đặc biệt là phương diện thể loại. Với thành tựu này, kịch nói tham gia đắc lực vào tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc cùng với tiểu thuyết và thơ mới.

Trên cơ sở tiếp thu tinh hoa của văn hóa phương Tây, văn học Việt Nam nói chung, kịch nói Việt Nam nói riêng đã gặt hái được những thành tựu rực rỡ. Văn học Việt Nam đã thoát khỏi những tiêu chuẩn và quy tắc của văn học cũ, từng bước hội nhập vào quỹ đạo văn học hiện đại của thế giới.

Trước thế kỷ XX, văn học Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, do đó, các thế hệ nhà văn, nhà thơ ở nước ta chủ yếu là nhà Nho chịu ảnh hưởng của Nho giáo đại diện cho dòng văn chương bác học. Quan niệm văn chương của họ gắn liền với đạo lý, cương thường “văn dĩ tải đạo” và văn là biểu hiện của Đạo. Văn chương viết ra với mục đích là để giáo hóa đạo đức, nêu gương tiết liệt “trọng nghĩa khinh tài của kẻ hiền sĩ”. Nhà Nho đắm chìm trong vẻ đẹp của Tùng, Cúc, Trúc, Mai với những điển tích, điển cố, khuôn vàng thước ngọc,… để xướng họa với nhau lúc trà dư tửu hậu. Nhà văn phải có tài “nhả ngọc phun châu”, khiến cho sự hơn kém nhau của mỗi

nhà văn chỉ còn là sự sang trọng, đài các của ngôn từ. Do đó, viết văn không phải là để cho mọi người đọc, càng không phải để cho người bình dân hiểu.

Đầu thế kỷ XX, trước sự phát triển của kinh tế hàng hóa và sự ra đời ồ ạt của thành thị từ Bắc chí Nam, văn hóa phương Tây có điều kiện bắt rễ và phát triển dần dần thay thế những tứ thư, ngũ kinh trong địa hạt học thuật và đời sống. Quan niệm văn học của nhà Nho cũng mai một dần. Những thể văn cử tử, cử nghiệp không còn được trọng dụng. Đội ngũ trí thức xuất thân từ cửa Khổng, sân Trình mất dần vị trí trong xã hội “sinh bất phùng thời”. Một lớp người hoàn toàn mới xuất thân từ trường Tây, viết chữ Tây và nói tiếng Tây được hình thành và trở thành nhân vật trung tâm của đời sống văn học.

Trên các tạp chí do người Pháp bảo trợ như Đông dương tạp chí, An nam tạp chí,… một số thể loại văn học mới như kịch nói, tiểu thuyết, thơ mới đã du nhập vào nước ta, lúc đầu chỉ là dịch, mô phỏng phương Tây. Nhưng sau

đó, Kịch nói, Tiểu thuyếtThơ mới tỏ ra có ưu thế và nhanh chóng giành

được sự mến mộ của công chúng đô thị. Bởi ở đó, người ta bắt gặp hiện thực cuộc sống, những câu chuyện xảy ra hàng ngày. Hơn nữa, lại được thể hiện bằng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, một lối văn gần gũi với lời ăn tiếng nói của họ. Đây là những phẩm chất cách tân của nền văn học mới trong đó có kịch nói như Phan Trọng Thưởng nhận định: “Kịch nói, Tiểu thuyết, Thơ mới

nhanh chóng giành được sự mến mộ của công chúng đô thị là vì người ta tìm thấy ở đó không chỉ những ứng xử đạo đức mà còn cả những câu chuyện hàng ngày, những mảnh đời, những số phận gần gũi khiến người ta có thể đồng cảm, sẻ chia, có thể buồn vui, đồng tình hay phẫn nộ. Tất cả những cái đó lại được thể hiện trong ngôn ngữ trong sáng, giản dị, dễ hiểu, một lối văn gần với khẩu ngữ, với lời ăn tiếng nói nơi góc chợ cùng quê. Đó là những phẩm chất cách tân của nền văn học mới mà với nó, văn học truyền thống trở thành “kính nhi viễn chi”, thành lạc hậu so với đà tiến triển nhanh chóng, gấp gáp

của thời đại” [81, 101].

Những vở kịch của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Hữu Kim, Đoàn Phú Tứ v.v…đã thể hiện được những vấn đề nóng bỏng, những xung đột đạo đức – tâm lý đầy kịch tính trên bình diện gia đình và xã hội.

So với Tiểu thuyếtThơ mới, hai lĩnh vực xuất sắc thì kịch nói ở vào vị trí khiêm tốn hơn. Tuy nhiên, sự ra đời của kịch nói đã góp phần cùng với tiểu thuyết và thơ mới hoàn tất quá trình trưởng thành và hiện đại hóa văn học, làm cho khuôn mặt văn học phát triển phong phú, giàu chủng loại. Đồng thời mở ra một thời đại mới trong lịch sử văn học dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà giáo sư Trần Đình Hượu cho rằng: “Sự khởi đầu mới trong văn học thành văn của dân tộc” [31, 502].

Năm 1937, vở kịch “Kim Tiền” của Vi Huyền Đắc vinh dự dành được giải thưởng văn học của Tự lực văn đoàn chính là sự công nhận vị trí của kịch nói trong văn học Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 .

Nhận xét sau đây của Phan Trọng Thưởng đã thâu tóm được mối quan hệ và vị trí của kịch nói trong dòng chảy văn học Việt Nam trước năm 1945: “Dù là một thể loại mới du nhập từ phương Tây sang và dù các tác giả kịch nói chịu ảnh hưởng không ít về tư tưởng và nghệ thuật ở các bậc thầy của họ từ châu Âu nhưng nội dung của mỗi vở kịch, mỗi khuynh hướng không tách rời với thực tế đời sống, với tâm hồn, tình cảm đạo lý của dân tộc. Tiến trình hình thành và phát triển kịch nói gắn liền với tiến trình văn học chung. Những vấn đề đặt ra trong quá trình sáng tác và thực tiễn lý luận kịch cũng đồng thời là những vấn đề của văn xuôi, thơ mới cùng thời kỳ. Nhìn trên diện rộng có thể thấy kịch nói cũng như các thể loại văn xuôi và thơ trước 1945 cùng chịu sự tác động và chi phối của quy luật chung. Có thành tựu của Thơ mớicũng đồng thời là thành tựu của kịch như trường hợp các tác giả của phong trào kịch thơ từ 1936 – 1944. Cũng có trường hợp thành tựu của kịch cũng đồng thời là

thành tựu của văn chương Tự lực văn đoàn và văn chương hiện thực phê phán như vở Kim tiền của Vi Huyền Đắc” [81, 191].

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)