Đây là loại xung đột diễn ra trong nội tâm của bản thân nhân vật và nhân vật bị đặt vào giữa những đối kháng mâu thuẫn giằng xé mà không có lối thoát. Nó diễn ra ngấm ngầm trong nội tại suy nghĩ, trí óc của nhân vật, tự nhân vật thấy mình mâu thuẫn và không giải tỏa nổi. Tất cả nước mắt, những vết cắt cứa nằm sâu trong lòng người. Nỗi đau quằn quại không được giải tỏa, không được sẻ chia có sức tàn phá ghê gớm đẩy con người vào nỗi đau và bế tắc. Với loại xung đột này, không chỉ đòi hỏi nhà soạn kịch phải am hiểu sâu sắc nghệ thuật viết kịch mà còn phải có tài năng điêu luyện trong việc khắc họa nội tâm nhân vật. Tìm hiểu những vở kịch giai đoạn này, chúng tôi thấy khá nhiều vở kịch đã thành công trong việc khắc họa xung đột nội tâm nhân vật như: “Bóng giai nhân” của Nguyễn Bính – Yến Lan, “Hận Nam Quan”
và “Kiều Loan” của Hoàng Cầm, “Ngã ba” của Đoàn Phú Tứ…
Với ba hồi trong vở “Bóng giai nhân”, Nguyễn Bính – Yến Lan rất thành công khi đặt nhân vật của mình là tráng sĩ họ Đỗ phải lựa chọn một trong hai, hoặc thế này hoặc thế kia. Do đó, khi nhân vật phải đấu tranh ghê gớm để chọn lựa thì chính bản thân nhân vật tạo nên những xung đột. Mâu thuẫn xuất hiện khi tráng sĩ họ Đỗ biết được sự thật là muốn kiếm linh thiêng
phải giết được ba người đầu tiên chàng gặp. Thật chớ trêu người đầu tiên ấy không phải ai xa lạ chính là ân nhân của chàng – người đã cho chàng kiếm báu. Tráng sĩ bị đặt vào tình huống đầy mâu thuẫn giữa một bên là ân nhân và một bên là công danh, là an vui xã tắc và cuối cùng chàng đã quyết định giết Lý Đạt. Đến hồi hai, tráng sĩ gặp đạo sỹ cũng là mâu thuẫn giữa một bên là danh vọng, là an vui xã tắc với một bên là người đạo sỹ đức hạnh. Thực ra xung đột diễn ra trong nội tâm của tráng sỹ họ Đỗ chỉ diễn ra ở lúc đầu gặp mặt đến khi nói chuyện thì mỗi lúc người tráng sỹ càng quyết tâm giết cho được người đạo sỹ. Xung đột chỉ diễn ra gay gắt nhất khi tráng sỹ gặp giai nhân tuyệt sắc ở hồi ba của vở kịch. Mặc dù người giai nhân tuyệt sắc ấy không hề nói một lời nào, thậm chí cũng không biết đến sự có mặt có tráng sỹ, không biết mình đang gặp nguy hiểm cứ vô tư thoắt ẩn thoắt hiện trong chiều vắng. Vậy mà nội tâm của tráng sỹ cứ băn khoăn, day dứt:
“Phải giết nàng vì chết một hồng nhan Nhưng sẽ tránh được bao nhiêu mệnh bạc Những con đỏ, những đầu xanh lung lạc Đang hãi hùng trong sóng gió truân chuyên! Nhưng than ôi, nàng dường một trích tiên Sắc khuynh quốc đang nao lòng dũng sĩ Trước sắc đẹp tâm hồn sao ủy mị!”
Tráng sỹ đã giết được hai người rồi (một là ân nhân, một là đạo sỹ) chỉ cần thêm một người nữa là kiếm sẽ được linh thiêng. Thế là cuộc chiến giữa một bên là danh vọng và một bên là người đẹp cứ giằng co mãi trong tâm trí người tráng sỹ cho đến khi giai nhân khuất hẳn. Điều đó có nghĩa là cái đẹp đã chiến thắng.
Một vở kịch khác cũng đi vào khai thác xung đột bên trong tâm hồn nhân vật là vở “Ngã ba” của Đoàn Phú Tứ. Vở kịch xoay quanh tâm trạng
“trống trải mênh mông”, “mệt mỏi không cùng” của sáu chàng trai (Hùng, Cầm, Mạnh, Thi, Lượng và Tuyền) về một “ngã ba” đời tại ngôi nhà hẻo lánh: “Thi: Cái tuổi ba mươi là một ngã ba đường, đến đó người ta không còn một tin tưởng gì để chọn một ngả mà đi”. Ở ngôi nhà mà theo nhận xét của Tuyền thì: “Ai cũng gần như điên cả”, ở đó cái tử khí tỏa ra từ trong lòng mọi người: “Cầm: Các anh tưởng rằng cái tử khí nó ở ngoài đưa đến à? Không nó tự trong lòng người tỏa ra đấy chứ (…)”. Cho đến khi có sự xuất hiện của Lão trượng và thiếu nữ mà nhà nghiên cứu Văn Tâm cho rằng: “hai nhân vật đối trọng với nhóm thanh niên – hơn nữa, còn mang trọng lượng tuyệt đối” [67,116] xua tan “tử khí” đã từ lâu lẩn khuất trong căn nhà luôn vẳng tiếng kèn già nam ai oán: “Tất cả mọi cửa đều mở rộng. Ánh mặt trời buổi sáng rực rỡ trong trẻo tràn ngập khắp bên ngoài, và chiếu xuyên qua cửa vườn vào đến giữa phòng, làm sáng hửng cả gian phòng. Những phòng bên cũng sáng chói lọi và dội thêm chút nắng hắt vào phòng giữa qua các cửa giao thông rộng mở. Phòng của Hùng trên gác cũng mở và sáng tưng bừng…”. Có thể nói, sự xuất hiện của Lão trượng và Thiếu nữ đã là chất xúc tác để cho xung đột diễn ra trong nội tâm của các nhân vật. “Lòng dạ nhóm thanh niên đã trở nên bối rối… Tâm tưởng họ đã bồn chồn xáo động, vì trong cõi lòng họ đang có sự đổ vỡ tiêu vong (sự phủ nhận của phủ nhận); đồng thời là sự sinh thành một tâm thức mới” [67, 120]. Họ bắt đầu hoang mang: “Lượng: Ô hay! Đầu tôi nặng, mắt tôi mờ, chân tay tôi rã rời bải hoải, cái thân tôi còn nặng nề như thế này mà có lẽ nào tôi chỉ còn là một tấm anh hồn phiêu lãng? Tay tôi còn sờ thấy tôi…, hay chỉ là một cái ảo tưởng? Bộc ơi, Bộc! nếu mày còn là mày, thì hãy lên tiếng, hãy bảo cho ta biết, hãy soi sáng cho tâm thần ta, kẻo ta oan khổ vô cùng…? Trời ơi, Trời! Hãy soi sáng cho tâm thần u mê của tôi, hãy cho tôi biết chắc chắn tôi đương là cái gì bây giờ?”; “Cầm: … tôi thấy bồn chồn khó chịu lạ thường. Không còn cái thản nhiên bình tĩnh mọi khi nữa”; “Thi: Tôi
thì tôi thấy đổ vỡ cả rồi. Tất cả đã thành ra tro bụi trong đầu óc tôi từ đêm qua. Có một cái chết mà tôi vẫn mong mỏi, vẫn vuốt ve như một mối tình trác tuyệt, đến bây giờ cũng làm cho tôi ghê tởm nốt, thì tôi còn biết bấu víu vào cái gì để mà sống bây giờ? Tôi còn biết tựa vào cái gì để tôi vẫn còn là tôi một cách vững vàng, để cái chút “tôi” còn lại này khỏi tan ra tro bụi?”… Cuối cùng, các nhân vật (Cầm, Thi, Lượng, Mạnh) đã chọn cách ra đi “xuống thuyền” với một tâm trạng hào hứng khác trước: “Cầm: Tôi thấy cuộc lên đường này là một cuộc sống lại của lòng mình (…). Thật tôi không ngờ rằng còn có thể tin tưởng được ở một cuộc lên đường nào. Tôi cứ tưởng đi tới ngã ba đường là đã đi tới một độ đường cùng! Tôi không ngờ rằng tôi còn có một tấm lòng của kẻ hai mươi tuổi”…; chàng thanh niên Tuyền hai mươi tuổi đi theo Lão trượng và thiếu nữ; riêng Hùng “lên đường” trước mọi người, chàng cầm khẩu súng và lên gác “làm trọn số kiếp”. Chúng tôi muốn mượn lời của nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu về kịch của Đoàn Phú Tứ như sau: “Vẫn kịch tâm trạng; ở mỗi vở, chỉ có một sự kiện, một biến động (ánh sáng vụt đến, chói lọi một vùng trời, rọi vào tâm hồn nhân vật), còn tất cả là “thế giới bên trong” con người với những biến sắc hết sức tế nhị, ảo huyền” [26, 18]
Vở “Kiều Loan” của Hoàng Cầm cũng là một trong những vở kịch đi vào khai thác nội tâm của nhân vật. Nhân vật Vũ tướng quân cũng phải lựa chọn giữa một bên là danh vọng, lợi lộc với một bên là vợ hiền. Vũ tướng quân cũng đấu tranh tư tưởng xem làm thế nào để vẹn toàn đôi đường, làm thế nào để vẫn có được danh vọng mà vẫn giữ được mạng sống của người vợ hiền xinh đẹp:
“Vũ tướng quân:
Đường tuy đẹp, lòng ta không đẹp nữa Từ sớm nay, xứ ưu phiền mở cửa
Hoặc:
“Vũ tướng quân:
Nhưng Kiều Loan, theo công luận triều đình Lại là người phiến loạn ở kinh thành
Thực khó nghĩ, vì ta còn danh dự Còn oai quyền, còn tiếng tăm khắp xứ”
Hoàng Cầm còn có vở “Hận Nam Quan” cũng khai thác tính kịch trong nội tâm nhân vật – người anh hùng Nguyễn Trãi
Ngoài ra, vở “Lý Chiêu Hoàng” và “Trần Can” của Phan Khắc Khoan cũng có sự xuất hiện của xung đột trong nội tâm nhân vật. Trong vở “Lý
Chiêu Hoàng”, vua Trần Thái Tôn cũng rất đau khổ, dằn vặt khi đưa ra quyết
định phế bỏ Lý Chiêu Hoàng – người vợ đã gắn bó suốt mười hai năm, ân tình nặng như trời bể:
“Trần Thái Tôn:
Rực rỡ quá ngai vàng trong ánh rạng Uy nghiêm sao lầu gác giữa bình minh Nhưng lòng ta day dứt một u tình Tim không được trị vì theo ý nguyện Hương ân ái từ nay thôi hết quyện Đỉnh trầm rồi quạnh quẽ khói lam bay Một ngai vàng nào đủ được nồng say Lòng định hướng mà nẻo đà ngăn chắn Ai thấu rõ hồn ta căng uất hận?
Một vì vua quyền thế cả muôn dân Lẽ nào đâu vì một mối tình xuân Nhưng ngán nhẽ mười hai năm ân ái Mười hai năm, mười hai năm nếm trải
Đủ mùi say vị ngọt của yêu đương Mà ai hay phút chốc đảo cương thường Ta nỡ phụ, làm sao ta nỡ phụ
Người trao gửi tình xưa, ơn nghĩa cũ Người ta yêu từ tám tuổi ngây thơ Người ta yêu, yêu mãi đến bây giờ…”
Và cả Lý Chiêu Hoàng nữa, khi đã vào chùa ở nhưng trong thâm tâm thì vô cùng đau đớn, xót xa:
“Chiêu thánh: …
Chính là chiếc nhẫn từ ngày năm xưa Đây là duyên nghĩa ngây thơ
Nghĩa duyên như chuyện tình cờ nước mây Làm sao nhẫn lại vào đây?
Trời ơi, gợi mối duyên này làm chi Còn tình đâu nữa mà ghi Mà lòng sao nỡ… vứt đi sao đành? Than ôi, đã trót tu hành
Còn vương chút kỷ niệm tình oan khiên”
Có thể nói, việc khai thác xung đột nội tâm là thế mạnh của các tác giả viết kịch giai đoạn này và cũng thể hiện những tiến bộ đáng kể so với giai đoạn trước. Ở giai đoạn trước, khi khai thác xung đột trong nội tâm của nhân vật, dường như các tác giả chỉ chú ý đến “biến cố bên ngoài”, thảng hoặc mới chú ý đến những chuyển biến trong nội tâm của nhân vật. Do đó, các tác giả đơn thuần chỉ đặt nhân vật vào những cảnh ngộ chéo ngoe mang tính “ngẫu nhiên” khiến cho những mâu thuẫn, xung đột bên trong nhân vật trở nên hời hợt, thiếu logic. Chẳng hạn, ở vở “Chén thuốc độc”, Vũ Đình Long đã dùng
“chiếc măng – đa” từ bên Lào gửi về vừa đúng lúc thầy Thông Thu định tự tử vì cùng đường, hay như nhân vật Hoàng Mộng Điệp trong “Hoàng Mộng
Điệp” của Vi Huyền Đắc cũng vậy, tác giả không đi vào khai thác sự chuyển
biến bên trong nội tâm Hoàng Mộng Điệp để trở về bên bếp núc mà rất “tự nhiên” từ bỏ công việc xã hội,…