Cảm hứng về cái b

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 46 - 58)

Trước hết cần phải khẳng định rằng “cái bi là một phạm trù mỹ học”. Ngay từ thời cổ đại, Aristotle – người được coi là có công đầu trong việc nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ thống về bản chất của bi kịch. Theo ông: “Bi kịch là sự mô phỏng một hành động quan trọng và trọn vẹn có một quy mô nhất định…; bằng hành động, chứ không phải bằng câu chuyện kể, bi kịch gợi sự xót thương và sợ hãi, thực hiện sự thanh lọc các cảm xúc đó” [4, 34]. Như vậy, từ góc độ ý nghĩa của bi kịch, Aristotle đã xem bi kịch là

phương tiện để thanh lọc cảm xúc.

Nguồn gốc của cái bi là sự xung đột, nó thường gắn với: “Sự mất mát, đau thương”. Về thực chất, xung đột của cái bi là xung đột trực diện giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái đẹp và cái xấu… Trong cuộc đấu tranh khốc liệt này, sự thất bại hoặc đau thương mất mát thuộc về cái đẹp, cái cao cả, cái tiến bộ.

Theo quan điểm của Marx và Engel, cơ sở của cái bi là: “xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với việc không có khả năng thực hiện yêu cầu đó trong thực tiễn” [41, 159]. Nghĩa là những xung đột này phải mang ý nghĩa xã hội, lịch sử và nhân sinh.

Là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, văn học cùng với các hình thái ý thức xã hội khác như triết học và mỹ học đều quan tâm đến con người và cuộc đời. Nếu như đối tượng của mỹ học là toàn bộ đời sống thẩm mỹ của con người bao gồm chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ và nghệ thuật thì đối tượng của văn học là toàn bộ hiện thực và con người trong sự phong phú và đa dạng của nó. Văn học thường xoáy sâu vào bi kịch của những con người có khát vọng, hoài bão vì lý tưởng chân chính: “Cái bi là sự mất mát nhưng là sự mất mát của lý tưởng, của cái cao cả, cái đẹp” [41, 160].

Cái bi được thể hiện một cách tập trung và điển hình nhất trong bi kịch – một thể của loại hình kịch. “Trong bi kịch, các nhân vật hoàn tất quá trình phá sản của mình do tính chất đặc biệt về ý chí kiên định của họ, về tính cách mạnh mẽ của họ, hoặc họ phải cam chịu chấp nhận những gì mà họ chống lại một cách căn bản” [20, 210].

Khảo sát các tác phẩm kịch nói giai đoạn 1939 – 1945, tác giả luận văn nhận thấy cảm hứng về cái bi được thể hiện đậm đặc ở những phương diện sau: phương diện người anh hùng và phương diện tình yêu.

hùng. Họ là những con người đại diện cho cái mới, cái tiến bộ xã hội và không ngừng đấu tranh cho lợi ích của nhân dân, nhất là trong hoàn cảnh xã hội còn tồn tại nhiều bất công. Với ý thức trách nhiệm của mình, người anh hùng có thể đánh đổi cả tính mạng của mình, coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng” để dọn đường cho những tư tưởng, những quan hệ mới. Bởi vậy cái bi rất gần với cái cao cả: “Cái bi lịch sử không thể thiếu chất anh hùng. Miêu tả cái anh hùng đặc biệt là trong quá khứ, mà bỏ qua những nhân tố của cái bi thì việc ca ngợi sẽ mang tính một chiều, kém thuyết phục” [41, 160]. Trong xã hội phong kiến có đầy rẫy những cảnh bất công, ngang trái thì hình tượng người anh hùng để lại nhiều dư âm vang vọng nhất, có sức sống lâu bền nhất. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, các nhà viết kịch Việt Nam đã tái hiện lại những sự kiện lịch sử khi đi sâu vào khai thác đề tài viết về lịch sử. Và đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng với những phẩm chất cao đẹp và phi thường nhưng cũng không kém phần bi tráng của họ. Đồng thời, khắc họa những đau thương, mất mát của người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, những mong đất nước thái bình thịnh trị, muôn dân no ấm.

Ở kịch bản có nhan đề “Yêu Ly” và đồng thời cũng là tên của nhân vật chính viết năm 1942, dựa vào chủ đề của câu chuyện được kể trong Đông chu liệt quốc, Lưu Quang Thuận đã tái hiện những đau thương của người anh hùng. Là một hàn sĩ ở ẩn bởi sống trong thời đại loạn, do đó, Yêu ly luôn mang trong mình ước mơ có cơ hội thi thố tài năng để trị nước, an dân, bình định xã tắc. Cơ hội ấy đã đến với Yêu Ly khi Ngũ Tử Tư tìm gặp, bày tỏ lòng ngưỡng mộ tài đức của y và kể cho y nghe về kế hoạch bình thiên hạ của mình. Đó chính là phải giết ngay Khánh Kỵ, một người anh em thúc bá của Ngô Vương. Trước tấm lòng tri ngộ của Ngũ Tử Tư, Yêu Ly đã hạ quyết tâm thực hiện mưu đồ của Ngũ Tử Tư. Để hoàn thành ước mơ, hoàn thành nghiệp lớn, y đã nhẫn tâm đưa ra quyết định giết vợ con – những người đã hết mực

yêu thương y. Và ngay bản thân y, y cũng quyết tâm chặt mất một cánh tay. Chỉ với bàn tay trái nhưng y lại trở thành thích khách siêu hạng. Sau khi đã chuẩn bị chu đáo, y “ trốn chạy ” sang với Khánh Kỵ. Mục đích của y là giết Khánh Kỵ nhưng khi ở bên cạnh Khánh Kỵ và được Khánh Kỵ trọng dụng, y mới thực sự nhận ra ở Khánh Kỵ có nhiều phẩm chất cao quý. Và bi kịch của y cũng bắt đầu từ đây, sau khi giết được Khánh Kỵ thì y tự kết án mình là bất nhân đối với vợ con, bất tín với Khánh Kỵ và y tìm đến cái chết như một lẽ đương nhiên để giải thoát cho mình:

“Tròn nghĩa lớn đã trừ xong Khánh Kỵ Nhưng nam tử thân này ôi xét kỹ

Người đang tâm đem giết cả thê nhi Tiếng bất nhân không còn giấu che gì; Mưu việc lớn thân mình đem hủy phá Điều bất trí muôn đời không thể xóa; Mưu trá hàng dưới trướng xin cầu dung, Dịp tốt ra tay giết kẻ anh hùng

Điều bất tín sẽ truyền lưu miệng thế (…)

Bất tín trên đời, thêm bất trí, bất nhân Sống chi thêm cho sỉ nhục trăm phần? Hỡi gươm báu giùm ta xong một kiếp!”

Để chấm dứt tình trạng đau khổ tột cùng của mình, Yêu Ly đã không còn cách nào khác ngoài tự kết liễu đời mình để trả giá cho tội lỗi của mình.

Cũng với cảm hứng về cái bi ở phương diện người anh hùng, vào năm 1941 Nguyễn Bính – Yến Lan viết vở kịch một hồi ba màn “Bóng giai nhân”. Kịch được lấy bối cảnh ở thôn Bích Gia, gần bến Hoàng Sa.

thái bình, không quản đường xá xa xôi tìm đến nhà Lý Đạt để mua kiếm và đã tìm được kiếm báu. Nhưng chớ trêu thay, muốn cho kiếm linh thiêng thì chàng phải giết ba người chàng gặp đầu tiên. Và thế là cuộc đấu tranh, dằn vặt đã diễn ra gay gắt trong tâm tư người tráng sĩ. Bởi người đầu tiên chàng phải ra tay là Lý Đạt – người đã cho chàng kiếm báu. Nhưng rồi tráng sĩ cũng giết Lý Đạt bởi chàng nghĩ:

“Nhưng là kẻ đã hy sinh hai trẻ

Hy sinh hết, đành sống trong quạnh quẽ Gối gươm thiêng chờ đợi đến ngày nay”

Người thứ hai chàng phải giết là đạo sĩ, sau khi đấu tranh tư tưởng, tráng sĩ cũng đã giết đạo sĩ. Nhưng khi gặp người thứ ba là một giai nhân tuyệt sắc thì tráng sĩ từ chỗ bối rối đã rơi vào bi kịch thực sự:

“Thần nhân ơi, dặn chi lời dị quái! Giết ba người… sao lại chẳng là hai… Dù là ba… sao lại chẳng là ai?”

Thao Thao đã dựa vào câu chuyện bi hùng xảy ra từ đời nhà Tần. Chuyện kể về nhân vật người anh hùng Kinh Kha, để cảm ơn tri ngộ mà chàng đã nhận lời sang Hàm Dương hành thích vua Tần. Khi quyết định dấn thân vào sự nghiệp đầy nguy hiểm này, chàng trở thành một nhân vật anh hùng đầy bi tráng. Bởi con đường phía trước vô cùng chông gai và biết chắc là chiến bại, nghĩa là không thoát khỏi cái chết. Và chính “tiếng ngâm buồn thảm” của Cao Tiệm Ly từ xa vọng lại như nói lên điều đó.

“(Màn từ từ hạ, giữa lúc có tiếng ngâm buồn thảm của Cao Tiệm Ly từ xa xôi vọng lại…)

Sông Dịch thủy, một đi, không trở lại Quán biên thùy ấp ủ nỗi hờn đau”

tên năm 1940. Hồ Qúy Ly luôn mang tâm thế của kẻ cướp ngôi của nhà Trần nên đã tìm mọi cách để tiêu diệt tàn dư còn ủng hộ nhà Trần. Nhưng người anh hùng Trần Can lại là người tiết nghĩa, cái chết cũng không đe dọa nổi chàng. Vì thế, chàng vẫn ngang nhiên làm thơ để ca ngợi và thương tiếc nhà Trần. Cuối cùng, chàng đã bị Hồ Qúy Ly giết chết.

Đó là những người anh hùng luôn mang trong mình một hoài bão lớn và coi đó là nghĩa vụ cao cả, là trách nhiệm, là món nợ mà họ phải có nghĩa vụ trả nợ:

“Nợ non sông! Nợ công danh, đèn sách! Nợ bút nghiên! Nợ hồ hải kiếm cung! Nợ áo cơm… nợ… Làm sao mà phân tích Kể cho cùng những món nợ mông lung?” (Quán biên thùy)

Hình tượng người anh hùng Vũ Tướng Quân – Vũ Văn Giỏi của Hoàng Cầm cũng vậy. Là một người văn võ toàn tài, trong thâm tâm lại luôn ấp ủ nhiều hoài bão mong cho thiên hạ thái bình, muôn dân ấm no. Những tưởng ước mong ấy sẽ sớm thành hiện thực, Vũ Tướng Quân sẽ là một vị tướng tài ba lỗi lạc. Nhưng thời đại loạn lạc, vàng thau lẫn lộn ấy, Vũ Tướng Quân lại trở thành kẻ phản bội, phụ bạc.

Cái bi không chỉ được thể hiện ở phương diện người anh hùng mà còn được thể hiện ở phương diện tình yêu nữa. Tình yêu là đề tài không bao giờ cũ, là nguồn hứng khởi vô tận cho sáng tạo nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng. Và tình yêu cũng là nguồn cảm hứng dồi dào, mãnh liệt cho các tác giả kịch nói Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945. Chính cảm xúc mãnh liệt về tình yêu, các tác giả đã cảm, đã đau cùng với các nhân vật của mình khi rơi vào những cảnh ngộ chớ trêu, phải chia ly đôi đường, đôi ngả.

Phi”của Vi Huyền Đắc và Thế Lữ ra đời năm 1942 với năm hồi. Câu chuyện kể được xoay quanh mối tình của An Lộc Sơn và Dương Qúy Phi. Vì đâu mà mối tình giữa hai nhân vật chính này lại thấm đẫm đau thương? An Lộc Sơn và Dương Qúy Phi vốn thầm yêu trộm nhớ nhau từ lâu được coi là cặp trai tài gái sắc nhưng thừa tướng Dương Quốc Trung – anh trai của nàng đã tiến cử nàng với vua Đường Minh Hoàng. Đang từ chỗ là người yêu, bỗng nhiên thay bậc đổi ngôi, Dương Qúy Phi trở thành Hoàng hậu và An Lộc Sơn lại ở vị thế của kẻ bề tôi:

“Thần là An Lộc Sơn Xin cúi đầu bái chúc

Lệnh Hoàng hậu nương nương Mùa xuân, vạn vạn phúc”

Sau khi bị đày ra biên cương, An Lộc Sơn vẫn ôm nặng mối tình với Dương Ngọc Hoàn nên đã dấy quân về kinh thành để được chung sống với nàng. Nhưng Dương Ngọc Hoàn trên đường chạy trốn cùng Đường Minh Hoàng đã bị binh lính ép uống thuốc độc. Khi An Lộc Sơn đuổi kịp thì nàng đã chết, quá đau khổ chàng rút gươm tự vẫn theo:

“Thôi, ngôi báu, giang sơn,

Quyền thế, cung đình, phú quý, vinh quang! Còn có nghĩa chi đâu? Vô ích cả!

Ngọc đã nát! Vàng dùng chi được nữa? Nàng đã không còn, đời sống có còn chi? ”

Ta còn bắt gặp một mối tình trong một tác phẩm khác cũng ra đời trong giai đoạn này. Đó là tác phẩm “Kiều Loan” của Hoàng Cầm được ông chắp bút viết năm 1942, được diễn ở Nhà hát thành phố Hà Nội và được xuất bản năm 1946. Ban đầu vở kịch thơ có tên là “Người điên” nhưng sau đó Hoàng Cầm đổi tên thành “Kiều Loan”. Nếu như Vi Huyền Đắc – Thế Lữ đã xây

dựng thành công bi kịch tình yêu của An Lộc Sơn và Dương Qúy Phi và để kết thúc tấn bi kịch tình yêu giữa họ, tác giả để hai nhân vật chính tự tử. Thì trong “Kiều Loan”, Hoàng Cầm cũng xây dựng nên bi kịch của tình yêu nhưng lại là bi kịch của vợ giết chồng. Lấy bối cảnh nước ta cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, triều đình Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi đã ra sức đàn áp tàn dư còn lại của nhà Tây Sơn khiến cho cuộc sống của nhân dân vô cùng điêu đứng. Kiều Loan là một người phụ nữ hết mực yêu thương và chung thủy chờ đợi ngày chồng mã đáo thành công trở về đoàn tụ. Nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, suốt mười năm đằng đẵng trôi qua mà không thấy chồng trở về. Đau đớn vô hạn, nàng giả điên giả dại đến kinh đô tìm chồng. Trải qua rất nhiều khó khăn cuối cùng nàng gặp được chồng thì cũng là lúc nàng biết được chồng nàng bây giờ đã trở thành thuộc hạ của Nguyễn Ánh. Khuyên giải và thuyết phục chồng không được, nàng đã đi đến quyết định giết chồng dù nàng vẫn yêu chồng tha thiết. Sau khi giết chồng, nàng vô cùng đau khổ và nàng đã chọn cái chết để giải thoát cho mình là uống thuốc độc tự tử:

“Thương chàng em dại em say

Lòng em ngây ngất những ngày biệt ly Âm cung hò hẹn những gì

Tướng quân tung máu… ô kìa!... Em đã nguôi quên

Van chàng xóa bỏ ưu phiền…

(Kiều Loan khóc nhè nhẹ… ôm xác chồng, bế hẳn vào lòng… đăm đăm nhìn, đôi mắt đã dại đi… Một lát, nàng gục đầu xuống ngực Vũ, chết)”

Năm 1944, Vũ Hoàng Chương viết về mối tình của Trương Chi và Mỵ Nương. Chuyện kể rằng Mỵ Nương say mê tiếng hát của Trương Chi, ngày đêm mong nhớ nên mắc phải tâm bệnh – “bệnh tương tư”. Nhưng khi cha

nàng – Tể tướng cho vời Trương Chi tới gặp nàng thì nàng hoảng loạn và thất vọng trước vẻ xấu trai của người trong mộng bấy lâu. Còn Trương Chi sau khi gặp Mỵ Nương, đã mê mẩn sắc đẹp của nàng, chàng đau khổ nhận ra rằng sự thật quá phũ phàng vì chàng đã yêu nàng. Cuối cùng, Trương Chi đã nhảy xuống sông tự vẫn:

“Đây là một kẻ si tình áo lá Cuồng vọng mê nàng

Thao thức giữa trời cao nước cả,

Nặng u tình một khối vùi sâu trường giang Thân này dẫu nát

Tình kia không tan.

Thăm thẳm dòng sông ta gửi xác Nhưng hồn ta sẽ vướng bên nàng. Muôn đời tiếng hát

Còn vang… Còn vang…”

(Trương Chi)

Dựa vào đề tài lịch sử thời nhà Trần nhưng Phan Khắc Khoan chỉ lấy một chi tiết nhỏ về mối tình của Trần Thái Tôn và Lý Chiêu Hoàng để tạo nên vở kịch “Lý Chiêu Hoàng” (1942). Để có người nối dõi tông đường, Trần Thủ Độ đã buộc Trần Thái Tôn phải lấy vợ của anh trai mình là Trần Liễu. Đang ở ngôi vị Hoàng hậu, Lý Chiêu Hoàng bị truất ngôi và nàng đã chọn chùa làm nơi ẩn náu. Trần Thái Tôn tuy đã làm theo xắp xếp của Trần Thủ Độ nhưng trong sâu thẳm tâm hồn vẫn luôn tưởng nhớ Lý Chiêu Hoàng. Vì thế Trần Thái Tôn đã tìm mọi cách để có thể gặp được vợ mình nhưng vẫn bị Trần Thủ Độ ngăn cản. Và mối tình ấy kết thúc trong sự nuối tiếc, đau đớn của cả hai người:

Nguôi rồi Thôi quên rồi

Giấc mộng hồng trần thoáng qua thế thôi”

Hay mối tình của Lê Thạch và Hạnh trong “Lam sơn tụ nghĩa” của Nguyễn Xuân Trâm cũng là một mối tình có kết thúc buồn. Là một cặp:

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)