Kịch nói Việt Nam giai đoạn từ năm 1930 –

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 26)

Đây là giai đoạn nước ta diễn ra những sự kiện chính trị - xã hội quan trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Tiếp đó là cao trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào đấu tranh công khai trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939), đặc biệt là cao trào cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa 1941 – 1945. Những sự kiện trên có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của văn học Việt Nam nói chung, sự phát triển của kịch nói nói riêng.

giai đoạn này đã tạo được một diện mạo mới về chất lượng nội dung nghệ thuật cũng như sự trưởng thành của đội ngũ các nhà viết kịch … Mặc dù nhiều vở kịch được ra đời trong giai đoạn này vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc kịch Pháp nhưng không đơn giản chỉ là dịch, là phỏng theo như giai đoạn trước. Như vậy, rõ ràng ảnh hưởng của kịch Pháp đối với các nhà viết kịch Việt Nam đã ở một trình độ mới, có sự sáng tạo mới mẻ qua tư tưởng, qua quan niệm nghệ thuật cũng như cấu trúc kịch bản,… Người đọc bắt gặp các kịch tác gia Pháp như Giăng Giắc Bec – na, Anphơrết đờ Muyxê, Xa – sa Ghi – tơ – ri.v.v…trong các vở “Nghệ sĩ hồn” (1932) của Vi Huyền Đắc ở kiến trúc kịch bản và cách biểu hiện chủ đề. Quan niệm thẩm mỹ thay đổi từ chỗ ca ngợi, thuyết giảng về đạo đức, Vi Huyền Đắc đã chuyển sang ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ. Vi Huyền Đắc còn dịch vở Martine của Béc – na. Qua đó chứng tỏ ảnh hưởng của kịch lãng mạn Pháp đối với những người soạn kịch Việt Nam lúc bấy giờ. Bản thân Vi Huyền Đắc tự xem mình là “cậu học trò rụt rè” của Béc – na và Xa – sa Ghi – tơ – ri. Năm 1938, Vi Huyền Đắc trở nên “nổi tiếng trong văn giới Việt Nam” với hai vở “Kim tiền”

và “Ông ký cóp”. Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cố nhiên, không thể đem những

vở Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long so sánh với những

vở Kim tiền, Ông ký cóp của Vi Huyền Đắc là những kịch mà họ Vi mới viết gần đây. So sánh như vậy không khác gì đem đọ hai lối y phục của hai thời đại: một đằng còn trong vòng luân lý cổ; còn một đằng đã tự do, đã thoát ly mọi thề thói cũ, lại nhờ thời gian, nhờ hoàn cảnh mà đi được đến chỗ tinh vi của nghệ thuật” [61, 539].

Cũng như Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ cũng sớm chịu ảnh hưởng của kịch Pháp hiện đại thể hiện ở phong cách và lối cấu trúc theo kiểu lãng mạn qua các vở kịch ngắn “Mơ hoa” (1934), “Gái không chồng” (1935), “Cuối

chú ý hơn cả là tập kịch ngắn “Những bức thư tình” gồm 6 vở (Đời nay xuất bản năm 1937), đặc biệt vở “Ngã ba” (1941), đánh dấu bước chuyển về tư tưởng nghệ thuật và thế giới quan của Đoàn Phú Tứ.

Ngoài những người chuyên viết kịch trên đây, còn có một số nhà văn cũng tham gia viết kịch như Vũ Trọng Can với các vở “Cái vạ đồng tiền”,

“Biển lận”, “Cái tủ chè” được Bắc kỳ kịch đoàn diễn thường xuyên. Khái

Hưng cũng có một loạt kịch ngắn in trên Ngày nay năm 1936. Nguyễn Nhược Pháp chuyên làm thơ cũng trình làng hai vở “Một chiều chủ nhật” (1936) và

Người học vẽ” (1936), Vũ Trọng Phụng viết “Không một tiếng vang” (1931)

và “Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc” (1937).

Trong giai đoạn này, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Thơ mới đã làm xuất hiện kịch thơ. Người mở đầu cho phong trào viết kịch thơ là Huy Thông với “Anh Nga”, “Tiếng địch sông Ô”. Sau Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp viết “Huyền Trân công chúa” (1935), Phan Khắc Khoan viết vở kịch thơ “Trần Can” và “Lý Chiêu Hoàng”. Đặc biệt, từ năm 1940 trở đi, kịch thơ được mùa nở rộ với hàng loạt các tác giả, tác phẩm. Nguyễn Bính và Yến Lan viết “Bóng giai nhân” (1942); Trần Tử Anh viết “Thế chiến quốc”

(1942);Lưu Trọng Lư viết “Ngọc Du, Ngọc Duệ” (1942);Vũ Hoàng Chương viết “Vân Muội” (1943), “Trương Chi” (1944), “Hồng Điệp” (1944); Thao Thao viết “Quán biên thùy”,

Về mặt nội dung, kịch thơ chủ yếu khai thác đề tài lịch sử .Có thể nói, sự xuất hiện của kịch thơ đã góp phần làm phong phú thêm cho kịch nói Việt Nam.

Cũng trong thời gian này, trên Tạp chí Tri tân, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho ra đời vở kịch Vũ Như Tô. Chỉ lấy một chi tiết nhỏ trong lịch sử vậy mà Vũ Như Tô đã dựng nên một tượng đài về nghệ thuật kịch nói có giá trị.

Ngoài ra, trong giai đoạn này còn phải kể đến một dòng kịch có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử văn học nhưng chỉ tồn tại qua phong trào biểu diễn. Đó là những vở kịch được các chiến sĩ cách mạng diễn trong nhà tù của thực dân. Dựa theo cuốn “Tiểu thuyết Xi măng” của Glátcốp, đồng chí Nguyễn Văn Năng viết vở kịch “Gia đình và cách mạng” đã diễn ở nhà tù Sơn La năm 1933. Vào năm 1935, ở nhà tù Côn đảo đã thành lập hai ban hát

Lao tù Xiềng xích và đã lần lượt công diễn một số vở như “Gái đỏ Nghệ

An”, “Quảng châu công xã”, “Xã hội đồi bại”, “Tranh đấu ngày tết” v.v…

Từ năm 1941 trở đi, phong trào diễn kịch trong tù của các chiến sĩ cộng sản có phần sôi nổi hơn. Với sự ra đời của một loạt kịch bản như “Bên đường

dừng bước” của Xuân Thủy và Lê Đức Thọ, “Tình trong trắng” của Trần

Đình Long được diễn ở nhà tù Sơn La năm 1941. Vở “Đồng chí du dương”

của Văn Tân được diễn tại Bá Vân năm 1943, tại Sơn La – Chợ Chu diễn vở kịch thơ “Hận phong khê”, “Ngọn cỏ gió đùa” của Hồng Trang năm 1943 v.v… Những vở kịch này được diễn trong tù nên không thể ảnh hưởng rộng rãi tới công chúng cũng như không để lại những kịch bản mang tính chất như những sáng tác văn chương. Song, với nội dung cách mạng cùng những tư tưởng tiến bộ của những vở kịch này, được xem là tiền thân của nền kịch nói cách mạng từ sau năm 1945.

Văn đàn Việt Nam xuất hiện nhiều kịch tác gia tên tuổi như Vũ Đình Long, Nguyễn Hữu Kim, Nam Xương, Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Phan Khắc Khoan, Lưu Quang Thuận, … Không ít cây bút hoạt động ở các lĩnh vực văn hóa khác nhau cũng tham gia vào đội ngũ viết kịch: Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Vũ Trọng Can, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Yến Lan, …

Một phương diện khác cho thấy sự trưởng thành của kịch nói giai đoạn này đó là hoạt động biểu diễn mang tính chất chuyên nghiệp của các ban kịch,

đoàn kịch như: Bắc kỳ kịch đoàn, Ban kịch Tinh hoa, Ban kịch Thế Lữ, Đoàn

kịch Anh Vũ, … và sản sinh ra những đạo diễn, diễn viên tài năng: Song Kim,

Đoàn Phú Tứ, Thế Lữ, Nguyễn Hữu Kim, … và rất nhiều văn nghệ sĩ ở các ngành văn hóa nghệ thuật tham gia vào đội ngũ diễn viên. Thậm chí, các họa sĩ, nhạc sĩ tài năng bị cuốn hút vào phong trào hiện đại hóa nghệ thuật sân khấu. Về thiết kế sân khấu, trang phục, hóa trang, … có Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Bình Lộc, ... Soạn nhạc cho vở diễn có Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung, …

Một phần của tài liệu kịch nói việt nam giai đoạn 1939 1945 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)