Nhân cách người nữ giảng viên trong nhà trường sư phạm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 31 - 33)

Các trường CĐSP và ĐHSP là “cỗ mỏy cỏi” của nền giáo dục nói riêng và của sự nghiệp phát triển đất nước nói chung. Sản phẩm mà nhà trường đào tạo ra là những nhà giáo tương lai cho đất nước, do đó người giảng viên không những phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để thực sự trở thành những nhà giáo mẫu mực ở mọi nơi, mọi lúc mà còn phải có nhiệm vụ giáo dục cho sinh viên lý tưởng nghề nghiệp, từ đó sinh viên có ý thức đúng đắn về nghề dạy học, về vai trò, vị trí của mình trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Đội ngũ giảng viên ở các trường Sư phạm còn là thầy của những người thầy, nhân cách của những nhà giáo do họ đào tạo ra phải có phẩm chất đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, tri thức khoa học và kỹ năng sư phạm. Do đó, các trường CĐSP và ĐHSP phải có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, thấm nhuần quan điểm đường lối giáo dục của Đảng để thực sự là những người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, giáo dục. Họ phải biết chắt lọc cho mình những tinh hoa của dân tộc, của thời đại, của cuộc sống và khoa học kỹ thuật để từ đó cống hiến cho thế hệ trẻ, thế hệ nhà giáo kế tiếp tương lai của đất nước. “Cú thầy giỏi thì mới cú trũ giỏi”, đó vừa là một tất yếu của giáo dục, vừa là sự khẳng định: đội ngũ giáo viên ở các trường sư phạm, trong đó có đội ngũ giảng viên các trường CĐSP thực sự có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS cho hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và hệ thống giáo dục ở từng địa phương nói riêng.

Do những yếu tố lịch sử văn hoá cũng như quan niệm về nghề nghiệp đã tạo nên một đội ngũ đông đảo giáo viên là nữ giới (chiếm khoảng 70% tổng số giáo viên trong ngành giáo dục), đây vừa là thuận lợi nhưng lại cũng có những khó khăn nhất định. Bởi lẽ, phụ nữ có những đặc điểm tâm, sinh lý khác với nam giới, hơn thế nữa họ cũn cú “thiờn chức” làm vợ, làm mẹ, vì vậy phụ nữ bị chi phối nhiều thời gian, sức lực để hoàn thành công việc gia đình. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đòi hỏi phải xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng cao, để đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất và năng lực chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế, kiến thức và kỹ năng quản trị, hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập. Mỗi tập thể nữ nhà giáo và bản thân

mỗi nữ nhà giáo phải là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, phát huy nội lực của chính mình để phấn đấu vươn lên. Khắc phục những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện sinh hoạt, điều kiện làm việc, những nữ nhà giáo cần chủ động sắp xếp công việc của tập thể và gia đình, nỗ lực học tập và công tác để ngoài vai trò là người mẹ hiền, vợ đảm còn là những nhà giáo tinh thông nghiệp vụ, có bản lĩnh vững vàng và giàu lòng yêu nghề. Đó là yếu tố quyết định để đội ngũ nữ nhà giáo tự khẳng định mình.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w