Nhân cách người giáo viên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 28 - 31)

Trong xã hội nghề dạy học hình thành sớm nhất. Nó ra đời khi nền sản xuất xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Trong quá trình lao động sản xuất người ta cần phải truyền lại cho nhau những kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên có hiệu quả để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mới

đầu ở mức độ thấp, người ta có thể truyền đạt kinh nghiệm trực tiếp cách đạt được thành quả lao động của tập thể hay của người này cho người khác. Nhưng khi kinh nghiệm đã phong phú theo sự phát triển của sản xuất thị truyền đạt phải đòi hỏi đến vai trò của người trung gian. Đó là thầy giáo. Như vậy nghề dạy học gắn chặt với lao động sản xuất của xã hội, góp phần hình thành phẩm chất nǎng lực cần thiết của con người lao động.

Con người là lực lượng sản xuất chủ yếu, nên nghề dạy học - người giáo viên có quan hệ chặt chẽ đến việc xây dựng lực lượng lao động dự trữ cho xã hội, đến việc tǎng nǎng xuất lao động. Xã hội hôm nay nối tiếp xã hội hôm qua không phải chỉ có thừa hưởng kinh nghiệm sản xuất vật chất để đưa xã hội tiến lên, mà còn thừa hưởng những giá trị tinh thần, vǎn hoá xã hội, nó củng cố và phát triển, hoặc phá bỏ hệ tư tưởng thống trị của xã hội cũ lỗi thời. Vì vậy, người giáo viên muốn hay không đều phải tham gia vào vận mệnh tương lai của dân tộc. Việc làm đúng hay không đúng cuả người giáo viên sẽ góp phần đưa xã hội tiến lên hay cản trở của xã hội. Từ đó nghề nghiệp và bản thân người giáo viên yêu cầu xã hội phải tạo điều kiện để họ làm tròn nhiệm vụ của mình.

Đối tượng lao động của người giáo viên là con người, là thế hệ trẻ đang lớn lên cùng với nhân cách của nó. Đối tượng này không phải là vật vô tri vô giác như tấm vải của người thợ may, viên gạch của người thợ hồ hay khúc gỗ của người thợ mộc... mà là con người với sự nhạy cảm với những tác động của môi trường bên ngoài theo hướng tích cực và cả hướng ngược lại. Như vậy người giáo viên phải lựa chọn và gia công lại những tác động xã hội và tri thức loài người bằng lao động sư phạm của mình nhằm hình thành cho người học đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đối tượng đó vừa là khách vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Tác động đến đối tượng đó không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như nhau, hiệu quả đó cũng không tỷ lệ thuận với số lần tác động. Do đó, trong tay người giáo viên phải có vô số

phương án để tác động đến đối tượng, không thể rập khuôn máy móc như lao động khác. Bản thân đối tượng lao động đã quyết định tính đặc thù của lao động sư phạm của nghề dạy học.

Công cụ lao động của người giáo viên không chỉ là kiến thức, bởi vì trong xã hội ngày nay con người mới phải phát triển toàn diện chứ không chỉ có kiến thức đơn thuần. Đúng là tri thức có vai trò quan trọng đối với con người, là vũ khí để bảo vệ cuộc sống, tri thức vô cùng cần thiết đối với mỗi giáo viên. Nhưng Mỏc núi: "Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh". Bản thân tri thức không thể tạo thành con người mới, con người chỉ hình thành thông qua hoạt động lao động sản xuất và đấu tranh xã hội một cách tích cực và tự giác. Ngoài ra tri thức còn có công cụ nữa là để hướng dẫn học sinh học tập có hiệu quả, đú chớnh là lao động động sư phạm của người giáo viên. Như vậy công cụ chủ yếu của lao động sư phạm là người giáo viên với toàn bộ nhân cách của mình. Nhân cách này càng tinh xảo, càng hoàn hảo thì sản phẩm làm ra càng hoàn thiện. Nhân cách đó bao gồm tâm hồn, tư tưởng, phong cách sống cũng như sinh hoạt của người giáo viên. Từ đó có thể thấy rõ hơn, nếu giáo viên thiếu nhân cách thì không thể giáo dục nhân cách cho học sinh.

Kết quả lao động sư phạm cũng có nhiều điểm đặc biệt. Các loại lao động khác khi kết thúc qua trình lao động thì thu được sản phẩm. Còn quá trình lao động của người giáo viên chưa thể kết thúc khi sản phẩm của họ ra đời. Hiệu quả lao động của người giáo viên sống mãi trong nhân cách của người được đào tạo nên lao động sư phạm vừa mang tính tập thể rất sâu, vừa mang dấu ấn cá nhân rất đậm. Vì vậy nó đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao và sự am hiểu nghề nghiệp nhất định. Tính nghề nghiệp là một đòi hỏi, đồng thời cũng tạo ra điều kiện để cho người giáo viên tự rèn luyện mỡnh. Chớnh thế nâng cao phẩm chất của người giáo viên là một yêu cầu tất yếu khách quan của xã hội như Mỏc núi: "Bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo dục". Có điều kiện là một mặt, mặt khác đòi hỏi người giáo viên phải

có sự nỗ lực chủ quan trong rèn luyện. Điều kiện "hoàn cảnh" ở đây do bản thân nghề nghiệp và xã hội tạo ra. Vì vậy, để làm tròn nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xã hội một mặt đòi hỏi người giáo viên phải rèn luyện nhân cách, mặt khác cũng phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để cho người giáo viên tự rèn luyện mình thành người có đầy đủ nhân cách để cống hiến công sức một cách xứng đáng.

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã khẳng định: - "Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến hộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực".[19; 58,59]:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w