Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 82 - 84)

6 Các bài giảng có tính

3.2.1.1.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nhận thức là cơ sở và định hướng cho hành động của con người. Để có hành động, quyết định đúng cần nhận thức đúng vấn đề. Thực tế cho thấy nhận thức về tiếp cận giới và bình đẳng giới của cán bộ quản lý cũng như các thành viên khác trong nhà trường cũn hạn chế. Họ cần hiểu bản chất sõu xa của vấn đề bình đẳng giới không chỉ là vấn đề nhõn đạo đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ mà cũn là vấn đề khoa học.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, tỷ lệ nữ giảng viên của trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang khá cao (59,6%), song hầu như tiềm năng của đội ngũ giảng viên nữ chưa được khai thác vì thế chưa tạo cho họ cơ hội tự

khẳng định và mang lại sự phát triển chung cho xã hội. Cần có nhận thức đúng là cơ sở để các nhà quản lý cũng như toàn thể đội ngũ thay đổi thái độ và có những hành động, quyết định đúng. Hơn nữa, đõy là vấn đề đã được đề cập trong các văn bản của Đảng và Nhà nước vì vậy nó cần được phổ biến và triển khai trong thực tiễn để những chủ trường, chớnh sách thực sự đi vào đời sống xã hội.

3.2.1.2. Nội dung

+ Đảm bảo việc phổ biến các chủ trương, chớnh sách với mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ, Luật Bình đẳng giới và các văn bản về công tác phụ nữ trong tình hình hiện nay được phổ biến đến toàn thể đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhõn viên trong nhà trường, đặc biệt là đến các cấp lónh đạo, các tổ chức đoàn thể của nhà trường.

+ Mở rộng tuyên truyền và tập huấn về bình đẳng giới và tiếp cận giới cho mọi đối tượng với các hình thức đa dạng và phù hợp với từng đối tượng. Điều quan trọng là làm cho mọi người hiểu rằng tạo cơ hội cho giảng viên nữ không chỉ là tạo ra bình đẳng giới mà cũn tạo ra sự phát triển chung vì phụ nữ cũng có những thế mạnh tiềm năng cần được thể hiện.

+ Từng bước xoá bỏ phõn biệt đối xử về giới ngay trong nhà trường, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong học tập, công tác, phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhõn lực. Thiết lập quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy được phẩm chất, năng lực của mình.

+ Phụ nữ nói chung và phụ nữ làm công tác giáo dục nói riêng có những phẩm chất rất đáng quý: Nhõn hậu, biết hy sinh, cần cù, khiêm nhường và nhạy cảm…Tất cả những phẩm chất ấy tạo nên người phụ nữ với phong cách đáng khõm phục và trõn trọng, là tấm gương đối với sinh viên, cũng là thế mạnh của người giảng viên nữ trong nhà trường sư phạm.

+ Bồi dưỡng, nõng cao ý thức tự giác, ý chí phấn đấu vươn lên của cán bộ, giảng viên nữ, khắc phục những hạn chế như tớnh tự ti, thụ động,

ngại phấn đấu của một bộ phận cán bộ, giảng viên nữ. Bản thõn người nữ giảng viên phải tự nhận thức được về giới, học tập phấn đấu, vươn lên về mọi mặt để tự khẳng định mình, giúp cho tổ chức sớm nhận ra uy tín và năng lực của mình.

+ Thay đổi quan niệm lạc hậu cho rằng phụ nữ chỉ cần làm công việc chăm lo cho gia đình, chồng con, không cần tham gia các tác xã hội, rằng phụ nữ chỉ nên là “cái bóng của đàn ông”.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 82 - 84)