Biện pháp 5: Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, đỏnh giá đối với việc thực hiện nhiệm vụ của người giảng viên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 92 - 94)

6 Các bài giảng có tính

3.2.5.Biện pháp 5: Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, đỏnh giá đối với việc thực hiện nhiệm vụ của người giảng viên

tra, đỏnh giá đối với việc thực hiện nhiệm vụ của người giảng viên

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng của quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Đõy là khõu quan trọng để đảm bảo chất lượng công tác, đồng thời nó cũng là cách thức để tỡm ra nguyên nhõn của thành công, thất bại qua trình thực hiện nhiệm vụ. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Lónh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lónh đạo”. Kiểm tra, đánh giá là hai công việc có thứ tự và đan xen với nhau, quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra là phương tiện, là hình thức của đánh giá và muốn đánh giá được được chớnh xác thì phải tiến hành kiểm tra theo những quy định chặt chẽ. Kiểm tra làm cơ sở cho việc đánh giá, mục đích đánh giá quyết định nội dung và phương thức kiểm tra.

Kiểm tra, thanh tra và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên nói chung và giảng viên nữ nói riêng là một cách để giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Đồng thời để kịp thời có điều chỉnh từ phớa nhà quản lý thì cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra và đánh giá đối với từng hoạt động, từng khõu và tổng thể quá trình thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên.

3.2.5.2. Nội dung

+ Coi kiểm tra đánh giá vừa là chức năng của quản lý và cũng là một biện pháp quản lý hiệu quả.

+ Đánh giá cán bộ, công chức để làm rừ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức, làm căn cứ để bố trí, sử dụng, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chớnh sách.

+ Việc tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, đánh giá giúp cho lónh đạo nhà trường có những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của người giảng viên. Đồng thời phát hiện những lệch lạc, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giảng viên để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn.

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

+ Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ được tiến hành ngay từ đầu năm học trên cơ sở tình hình thực tiễn và nhiệm vụ năm học của nhà trường.

+ Lượng hoá cụ thể trong kế hoạch về nội dung, phương pháp, cách thức kiểm tra, thang đánh giá, dự kiến thời gian tiến hành.

+ Xác định rừ lực lượng kiểm tra, thanh tra; phõn công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nêu rừ thời gian và quy trình tiến hành.

+ Huy động các tổ chức, các lực lượng nòng cốt trong nhà trường cùng tham gia vào công tác kiểm tra, thanh tra như: Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Thanh tra nhõn dõn, các giảng viên có trình độ học vấn cao, có uy tín và năng lực,…

+ Công bố công khai kết quả kiểm tra, thanh tra, đánh giá tới đối tượng được kiểm tra và các đơn vị có liên quan.

+ Trong kết quả đánh giá cần chỉ rõ những nguyên nhân, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ, nhìn nhận kết quả đạt được của mỗi cá nhân trên cơ sở năng lực cũng như điều kiện cụ thể của cỏc nhõn đú đối với nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo nhà trường phải có chỉ đạo kịp thời, cụ thể trong hoạt động kiểm tra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo cho công tác kiểm tra, thanh tra diễn ra thuận lợi, đúng quy trình và có hiệu quả.

Sau khi kiểm tra, thanh tra, đỏnh giá cần có nêu gương, khen thưởng với những giảng viên thực hiện tốt, đồng thời uốn nắn, ngăn chặn những biểu hiện thiếu tích cực, những sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ của giảng viên.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 92 - 94)