6 Khoa Kỹ thuật-Công nghệ 32 ,7 0 0 1 33,
2.3.2.2. Thực trạng biện pháp phát triển trình độ nghiên cứu khoa học cho đội ngũ nữ giảng viên
cho đội ngũ nữ giảng viên
Bảng 2.16. Thống kê số lượng đề tài nghiên cứu khoa học
Năm học Tổng số GV nữ ĐT Cấp khoa ĐT Cấp trường ĐT Cấp tỉnh 2005 – 2006 62 38 14 0 2006 – 2007 68 41 9 1 2007 - 2008 74 18 12 0 2008 - 2009 77 16 17 0
(Nguồn: Phòng Khoa học và quan hệ quốc tế)
Công tác nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của giảng viên trường cao đẳng, đại học. Đối với giảng viên nữ của trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang, công tác nghiên cứu khoa học thực sự chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức cả về thời gian, tõm sức cũng như kinh phí thực hiện. Điều này trước hết phải được nhìn nhận từ góc độ nhận thức về nhiệm vụ của giảng viên trường Cao đẳng, Đại học. Định mức lao động được quy định đối với mỗi giảng viên trong đó nói rừ số tiết chuẩn để làm công tác nghiên cứu khoa học là 156 tiết (trước đõy là 79 tiết), nếu giảng viên không tham gia nghiên cứu khoa học thì có thể dạy đủ số tiết dành cho công tác này thay vì làm đề tài nghiên cứu. Thực tế hiện nay nhiều giảng viên không đảm bảo đủ số giờ dạy vì thế họ vẫn đăng ký được làm đề tài NCKH nhằm đối phó với định mức lao động mà không thực sự quan tõm đến chất lượng sản phẩm nghiên cứu của mình. Đó là một trong những lý do cơ bản làm giảm chất luợng các đề tài nghiên cứu khoa học trong vài năm gần đõy. Bên cạnh đó, số lượng đề tài như thống kê trên cho thấy đối với cấp đề tài cấp khoa số lượng giảm đi hàng năm, đối với đề tài cấp trường số lượng có tăng lên nhưng chỉ rất “khiêm tốn”, đặc biệt đối với đề tài cấp tỉnh số lượng rất hiếm hoi. Chất lượng các đề tài đa số chỉ dừng ở mức độ lý luận và chủ yếu là thuộc lĩnh vực phương pháp giảng dạy mà chưa có sự đột phá ở các lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Đề tài cấp tỉnh được thực hiện với môn Địa lý (phần nghiên cứu về địa phương) đã có những đóng góp nhất định cho việc giảng dạy học phần này ở cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới nhà trường cần quan tõm, đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho các giảng viên nữ tham gia nhiều hơn và có chất lượng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Để triển khai công tác nghiên cứu khoa học, ngay từ đầu năm học nhà trường cho giảng viên đăng ký tên đề tài nghiên cứu và tổ chức hội đồng xét duyệt tên, đề cương đề tài, sau đó mới kết luận cho phép hay không cho phép thực hiện nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện suốt năm học hoặc hai năm học (do thực tế được duyệt), hội đồng khoa học có tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài và cuối cùng tổ chức hội đồng đánh giá, nghiệm thu. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ đã có những “sai lệch” trong công tác quản lý mang tớnh chất hệ thống nên không chỉ nhìn nhận ở từng quy trình để “sửa lỗi” mà phải khắc phục lỗi hệ thống đã tồn tại nhiều năm trong công tác nghiên cứu khoa học đó là: Xem xét chặt chẽ quy trình kiểm soát để đảm bảo công trình nghiên cứu có tớnh thực tiễn và khả thi. Điều này đang là vấn đề cần được thay đổi trong công tác quản lý, đặc biệt là ở khâu kiểm tra, thẩm định, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu và huy động được năng lực của đội ngũ giảng viên cho công tác này.