6 Các bài giảng có tính
2.4.2. Những mặt cũn hạn chế
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác xõy dựng, phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang, nhưng trong thực tiễn có nhiều biến động như ngày nay việc bắt kịp với xu thế phát triển không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần có cơ chế, chớnh sách, kế hoạch hợp lý là những điều kiện cần để đội ngũ giảng viên của nhà trường thực sự lớn mạnh, góp phần vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh Bắc Giang. Trong quá trình đi lên ấy đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể là:
- Sự kiện toàn về số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa theo kịp sự thay đổi liên tục về quy mô, loại hình và phương thức đào tạo. Việc thiếu giảng viên ở một số bộ môn đã dẫn đến những bất cập trong việc xõy dựng kế hoạch giảng dạy và phõn công nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho mỗi cá nhõn, ảnh hưởng đến chất kượng đào tạo của nhà trường.
- Cơ cấu đội ngũ giảng viên nói chung, đội ngũ nữ giảng viên nói riêng cũn chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự biến động liên tục về chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường. Sự mất cõn đối về độ tuổi giữa các thế hệ sẽ gõy ra sự hẫng hụt, thiếu liên tục trong việc chuẩn bị cho đội ngũ kế cận. Trình độ chuyên môn của đội ngũ nữ giảng viên tuy đã được nõng cao song lại không đồng đều giữa các môn, các khoa và cũn thấp so với các trường ở những tỉnh lõn cận. Chưa hình thành được đội ngũ giảng viên đầu đàn và kế cận, vai trò của nữ giảng viên trong công tác chuyên môn cũn chưa thực sự được phát huy. Chưa có những chớnh sách, chế độ kịp thời để động viên, khích lệ nữ giảng viên tham gia nghiên cứu, học tập nõng cao trình độ chuyên môn.
- Một bộ phận giảng viên, nhất là giảng viên nữ chậm đổi mới, áp dụng lối dạy học thuyết trình một chiều, đọc chép; chất lượng những giờ thảo luận, thực hành chưa thực sự có hiệu quả. Việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng phương tiện, kỹ thuật hiện đại vào dạy học mới chỉ ở mức độ sơ khai, chuyển từ “đọc chép” sang “nhìn chép”. Việc kiểm tra,
đánh giá cũn nặng về sách vở mà chưa quan tõm đến việc phát huy tớnh tích cực, sáng tạo của người học.
- Công tác nghiên cứu khoa học cũn bộc lộ những hạn chế. Bản thõn giảng viên chưa có những nhận thức thấu đáo về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, cũn có tình trạng đối phó, trả đủ giờ trong công tác nghiên cứu. Vì vậy, nhiều đề tài nghiên cứu mang tớnh chiếu lệ, thiếu nghiêm túc và không có tớnh khả thi. Cụng tác quản lý các quy trình thẩm định, đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học bộc lộ những hạn chế nhất định, dẫn đến tình trạng chất lượng các đề tài thấp, chưa đáp ứng được thực tiễn giáo dục.
- Một bộ phận giảng viên có nhu cầu học tập nhưng lại xuất phát từ mục tiêu cá nhõn, dẫn đến tình trạng học trái với chuyên ngành đã từng được đào tạo và chuyên môn được nhà trường phõn công giảng dạy (nhất là đối với giảng viên được cử đi đào tạo ở nước ngoài). Một số khác lại chọn học ở những cơ sở đào tạo có chế độ thi tuyển dễ dàng với mục đích lấy bằng cấp chứ không phải để mong có kiến thức thực sự.
- Số lượng giảng viên được cử đi bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng ngắn hạn do ngành và các tổ chức mời cũn ít và hạn hẹp về kinh phí. Trường ít tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề, trao đổi chuyên môn, nếu có thì chỉ chú trọng vào bề nổi mà chưa thực sự quan tõm đến hiệu quả thực tế .