Thực trạng biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ giảng viên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 55 - 59)

6 Khoa Kỹ thuật-Công nghệ 32 ,7 0 0 1 33,

2.3.2.1. Thực trạng biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ giảng viên

a/ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nõng cao nhận thức cho đội ngũ nữ giảng viên

Từ năm học 2005 - 2006 nhà trường triển khai mở rộng quy mô đào tạo và cũng đã gặp phải một số khó khăn đó là: Trên địa bàn tỉnh có đến 3 trường cao đẳng cùng đào tạo các ngành mà trường mới mở, hơn thế nữa các trường Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật, trường Cao đẳng nghề là những trường đã có nhiều năm đào tạo vì thế việc tuyển sinh bị hạn chế. Đội ngũ giảng viên của nhà trường trước đõy chỉ giảng dạy cho các chuyên ngành sư phạm thì nay một số giảng viên chuyển sang giảng dạy các chuyên ngành mới ngoài sư phạm. Số giờ dạy của giảng viên giảm đi, một bộ phận giảng viên không đủ giờ theo định mức lao động quy định nên được điều sang dạy cho những ngành mới gần với lĩnh vực được đào tạo, điều này làm cho chất lượng đào tạo cũn hạn chế. Nhà trường đã khuyến khích giảng viên học thêm chuyên ngành hai hoặc tham gia các lớp đào tạo nõng cao trình độ để đáp ứng công tác giảng dạy và tận dụng hết khả năng của đội ngũ song cũn gặp phải những khó khăn từ điều kiện thực tế như: cơ chế, chớnh sách cho người đi học, tuổi đời của giảng viên khá cao … số giáo viên tham gia đào tạo chuyên ngành hai rất ít.

Hàng năm số lượng giảng viên nữ tham gia cỏc khoỏ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn giảm dần, năm sau giảm hơn năm trước. Thực tế, từ năm học 2005 - 2006, những giảng viên đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ không được hỗ trợ

kinh phí từ tỉnh và trường (trước đó đó có đầu tư kinh phí: học phí, kinh phí chi cho đi đường, tiền lưu trú, giáo trình tài liệu, hỗ trợ cho giảng viên nữ,…). Từ năm 2006 giảng viên tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ phải tự lo chi trả tất cả các khoản kinh phí đào tạo và sinh hoạt trong suốt thời gian đi học. Đó là một trong nhiều nguyên nhân của thực trạng giảng viên không “mặn mà” với việc đi học nâng cao trình độ. Một số nguyên nhân nữa là độ tuổi của đội ngũ tương đối cao, bị chi phối thời gian cho gia đình, việc bố trí giảng dạy sau khi học xong, xếp lương,…cũn nhiều bất cập.

Bên cạnh các khoá đào tạo nói trên, trong những năm qua nhà trường đã quan tõm đến công tác bồi dưỡng theo chuyên đề và bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên, nhằm đáp ứng nhu cầu nõng cao năng lực công tác cũng như giảng dạy, nghiên cứu. Tuy nhiên số lượng giảng viên nữ tham dự tại các chương trình này chỉ ở mức độ khiêm tốn.

Bảng 2.12. Thống kê số lượng giảng viên nữ được cử đi đào tạo hàng năm

Năm học Tổng số GV nữ được cử đi họcSố lượng GV Tiến sĩ Thạc sĩChia raĐH bằng 2

2005 - 2006 62 9 (14,5%) - 8 1

2006 - 2007 68 7 (10,3%) - 7 -

2007 - 2008 74 6 (8,1%) - 6 -

2008 - 2009 77 4 (5,2%) - 4 -

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ và công tác sinh viên) Bảng 2.13. Số lượng giảng viên nữ học các lớp bồi dưỡng hàng năm

Năm học Tổng số GV nữ

Số lượng GV tham gia các lớp bồi dưỡng

Tổng số Chuyên môn, nghiệp vụ Quản lý

2005 – 2006 62 14 8 6

2006 – 2007 68 14 12 2

2007 - 2008 74 17 14 3

2008 - 2009 77 18 16 2

Bảng 2.14. Số lượng giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chớnh trị

Tổng số GV

Số lượng giảng viên nữ tham gia lớp bồi dưỡng

Đảng viên Cao cấp, cử nhân chính trị Trung cấp chính trị 2005 – 2006 62 14 1 4 2006 – 2007 68 17 1 6 2007 - 2008 74 20 2 7 2008 - 2009 77 21 2 9

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ và công tác sinh viên)

Ngoài việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nõng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì công tác nõng cao trình độ lý luận chớnh trị cũng là vấn đế rất quan trọng. Mỗi năm nhà trường đều tổ chức các lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng cho cán bộ, giảng viên ưu tú, song số giảng viên nữ tham gia các lớp này cũng mới chỉ ở mức độ hạn chế 3 người mỗi năm, cá biệt năm học 2008- 2009 chỉ có 1 giảng viên nữ được chọn tham gia khoá học. Một thực tế là: mặc dù tỷ lệ giảng viên nữ nhiều nhưng số người tham gia vào công tác đoàn thể không cao, chủ yếu là giáo viên mới ra trường; công tác phát triển đảng trong các tổ chức đoàn, hội chưa thực sự được quan tõm đúng mức. Số lượng cán bộ, giảng viên nữ tham gia vào các lớp bồi dưỡng lý luận chớnh trị có tăng nhưng không đáng kế, cơ bản là những đồng chí tham gia lónh đạo các đơn vị hoặc các tổ chức đoàn thể của nhà trường. Nhiều cán bộ, giảng viên nữ vẫn cũn mang nặng tư tưởng “phụ nữ thuộc về gia đình” vì vậy thiếu tự tin, giảm ý chí phấn đấu, thậm chí có thái độ chưa đúng đối với thành quả mà các giảng viên nữ khác đạt được trong quá trình phấn đấu tham gia các hoạt động tập thể.

b/ Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ nữ giảng viên

Bảng 2.15. trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ nữ giảng viên

TT T TS GV Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học A B C Đ 2 N.N A B C Đ

H H

1 Khoa Khoa học Tự nhiên 15 0 0 6 1 0 0 6 2 0

2 Khoa Khoa học xã hội 10 0 3 4 0 0 2 5 0 0

3 Khoa Ngoại ngữ 12 0 1 0 10 1 1 8 0 0

4 Khoa Tiểu học - MN 9 0 2 5 0 0 1 3 1 0

5 Khoa Nhạc -Hoạ - TD 8 4 0 2 0 0 3 3 0 0

6 Khoa KT - CN 3 0 2 1 0 0 0 1 0 2

7 Khoa Kinh tế 2 0 2 0 0 0 0 2 0 0

8 Bộ môn Tâm lý-Giáo dục 9 0 4 3 0 0 1 3 0 0

9 Bộ môn LL chính trị 9 0 5 1 0 0 2 4 1 0

Tổng số 77 4 19 22 11 1 10 35 4 2

(Nguồn: Khoa học và quan hệ quốc tế )

Bảng thống kê trên cho thấy thực trạng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nữ giảng viên như sau: Số giảng viên biết 2 ngoại ngữ duy nhất chỉ có 1 người, thực chất đó là 1 giảng viên chuyên ngành Anh văn, các khoa khác không có người nào biết 2 ngoại ngữ kể cả những giảng viên đã từng học Thạc sĩ tại nước ngoài. Số lượng giảng viên có trình độ Đại học ngoại ngữ chủ yếu là giảng viên chuyên ngành Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp, ngoài ra có 1 giảng viên Khoa Tự nhiên đã từng học Thạc sĩ tại nước ngoài có trình độ đại học ngoại ngữ. Số giảng viên có trình độ C ngoại ngữ đa phần là những người đã học xong chương trình Thạc sĩ trong những năm gần đõy, số lượng này cũng được rải đều ở các đơn vị trong trường. Đáng lưu ý là số giảng viên trình độ ngoại ngữ rất yếu chiếm 26% (20 người), đa số là những người tuổi đời cao, không cũn nhiều năm công tác vì vậy việc bồi dưỡng ngoại ngữ không trở thành nhu cầu tự thõn đối với số giảng viên này và việc nõng cao trình độ ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn.Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nữ giảng viên của nhà trường hiện nay đang là một trong những rào cản đối với việc nõng cao trình độ giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học của giảng viên. Trong xu thế hợp tác quốc tế mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực giao lưu văn hoá, giáo dục như hiện nay, đội ngũ trí thức cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức công cụ để sẵn sàng đáp ứng đòi hỏi phát triển giáo

dục. Sẽ là rất hạn chế trong công tác nếu mỗi giảng viên không thể sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng vào công việc của mình. Về điều này đã có những bài học lớn được rút ra, song với một trường ở tỉnh miền núi như Bắc Giang thì sự chuyển biến cũn vấp phải rất nhiều khó khăn cả ở phương diện quản lý cũng như bản thõn mỗi giảng viên.

Bên cạnh việc phải trang bị trình độ ngoại ngữ, trong thời đại công nghệ thông tin, mỗi giảng viên cần tự bồi dưỡng cho mình trình độ tin học nhất định để ít nhất phục vụ tốt công việc chuyên môn và đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển nguồn nhõn lực. Thực tế, trình độ tin học của đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang hiện nay đa số mới chỉ ở mức độ biết sử dụng máy tớnh để hỗ trợ công tác chuyên môn đơn thuần như soạn bài, soạn thảo văn bản, số giảng viên này là 35 người chiếm 45.4%. Việc sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong việc khai thác kiến thức, tiếp cận với các tri thức khoa học cũn là vấn đề khó khăn đối với nhiều giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang. Số giảng viên có trình độ C tin học chỉ có 4 người chiếm 5% trong tổng số giảng viên nữ của nhà trường, phần cũn lại mới chỉ dừng ở mức độ sử dụng đơn thuần. Số giảng viên có trình độ đại học thực chất là những giáo viên chuyên ngành công nghệ thông tin có 2 người (2.6%). Một số giảng viên có chứng chỉ tin học B (35 người) nhưng việc khai thác sử dụng công nghệ thông tin cũn hạn chế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w