KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIấN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 36 - 38)

Bắc Giang có nhiều tên gọi và quy mô hành chính khác nhau, tên gọi “Bắc Giang” xuất hiện đầu tiên trên bản đồ hành chính vào thời nhà Lý (thế kỷ XI - XIII). Lúc đó, Bắc Giang là một trong 24 lộ (tên đơn vị hành chính) của cả nước, gần trùng với địa giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay.

Sơ đồ 1.4: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang từng được người xưa ví là “phờn dậu”, là một trong “tứ trấn” trọng yếu của đất nước. Miền đất này từng là nơi ngăn chặn, là chiến trường lớn của quân dân cả nước chống lại những cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phương Bắc xưa. Sử xanh bia đá còn ghi những dấu tích lịch sử nổi tiếng như địa danh phòng tuyến sông Cầu của quân dân nhà Lý chống quân Tống; Nội Bàng, Xa Lý của quân dân nhà Trần chống quõn Nguyờn - Mụng; Cần Trạm - Xương Giang của quân dân nhà Lê chống quân

Minh đã chôn vùi mộng xâm lăng của các đạo quân xâm lược, mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc.

Sau một giai đoạn lịch sử dài tách nhập, thay đổi tên gọi, ngày 6-11-1996, tỉnh Hà Bắc được chia trở lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang chính thức được thành lập và hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01- 01-1997, với 10 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Bắc Giang (thành phố Bắc Giang hôm nay) là trung tâm và 9 huyện là: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yờn, Tõn Yờn và Hiệp Hoà.

- Vị trí: Nằm cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thỏi Nguyờn, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.

- Diện tích: 3.882,2 km2

- Địa hình: Trung du (chiếm 10,5%) và miền núi (chiếm 89,5%)

- Khí hậu: Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 – 230C, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%.

- Dân số và lao động: Năm 2005, dân số toàn tỉnh khoảng 1,58 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động là 980.000 người (chiếm 62 % dân số). Số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người.

- Dân tộc: Bắc Giang có 27 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 12,9%.

- Cơ cấu kinh tế: Hết năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang là 9,3 % (cao nhất trong 5 năm qua). Về cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm

từ 45 % năm 2004 xuống còn 43, 5 % năm 2005. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 20,5 % năm 2004 lên 22% năm 2005. Dịch vụ chiếm 34,5 %. - Đời sống dân cư: GDP bình quân đầu người vào khoảng 4,8 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 30,67%. Thu nhập nông dân ở nông thôn ước đạt trên 26 triệu đồng/ha đất canh tác. Điện, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục đã đến hầu hết 229 xã, phường, thị trấn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ giảng viên trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w