VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC
Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, các trường cao đẳng, đại học đóng vai trò nòng cốt cung cấp nguồn nhân lực để thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng, đại học có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ ấy. Họ là những người trực tiếp thực hiện bồi dưỡng phẩm chất, tri thức và phương pháp tư duy khoa học cho các thế hệ sinh viên. Vì thế, một vấn đề có tính cấp bách đặt ra hiện nay đối với giáo dục đại học là không ngừng xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đú chớnh là những con người dùng tri thức để tạo ra tri thức mới.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có vị trí đặc biệt trong đời sống xã hội. Các trường cao đẳng, đại học là một bộ phận của giáo dục quốc dân. Để thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục đại học nói riêng là đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước cần có đội ngũ giảng viên có chất lượng tốt. Giảng viên các trường cao đẳng, đại học phải có năng lực thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường trên lĩnh vực chuyên môn của mình đó là giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học và dịch vụ xã hội.
Thế giới hiện đại đang có xu hướng toàn cầu hoá về nhiều mặt, trong đó nổi lên là toàn cầu hoá về kinh tế và công nghệ. Ở nước ta, công cuộc đổi
mới rất cần thông tin về mọi lĩnh vực mà các nước tiến tiến có để tiến hành công nghiệp hoá. Vì vậy, đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học phải thực sự trở thành những máy cái để tạo ra đội ngũ trí thức phục vụ cho CNH, HĐH, đồng thời tạo tiền đề để tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Muốn vậy, đội ngũ giảng viên phải có những tiêu chuẩn và nhiệm vụ cụ thể để đáp ứng những yêu cầu trên.
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của giảng viên được qui định tại Điều 72 của Luật Giáo dục 2005 và được quy định cụ thể tại Điều 26, 27 - Điều lệ trường Cao đẳng: