6 Các bài giảng có tính
3.2.3. Biện pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nữ giảng viên.
ngũ nữ giảng viên.
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Việc phõn tích thực trạng của đội ngũ nữ giảng viên Trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang ở chương 2 cho thấy: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kiến thức kỹ năng công cụ hỗ trợ giảng viên vẫn rất cần được tăng cường nhằm tạo điều kiện để họ hội đủ các kiến thức cần thiết đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của người giảng viên hiệu quả hơn, cũng như để xoá bỏ định kiến thường bị áp đặt cho là “năng lực chưa đáp ứng yêu cầu công tác”.
Ngoài ra, sự hạn chế về trình độ của đội ngũ nữ giảng viên nằm ngay trong nhận thức của họ về giới dẫn đến sự an phận, tự ti, bên cạnh đó cũn có những nhận thức sai lệch của một số thành viên khác trong nhà trường nên có sự phõn biệt đối xử trên phương diện giới.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng là một khõu quan trọng trong chiến lược phát triển đội ngũ nữ giảng viên của mỗi nhà trường, song đõy có thể coi là khõu quyết định nhất vì nó tác động đến việc nõng cao trình độ, mức độ và hiệu quả công tác của người nữ giảng viên.
3.2.3.2. Nội dung:
+ Đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đảm bảo mục tiêu đề ra đến năm 2015 đạt 60% giảng viên có trình độ thạc sĩ (hiện nay là 44,1%), 7% giảng viên có trình độ tiến sỹ (hiện nay là 3,8%). Cõn đối tỷ lệ trình độ giữa giảng viên nam và giảng viên nữ nhằm phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo hợp lý về giới.
+ Đào tạo lại áp dụng đối với số giảng viên hiện đang phải dạy trái chuyên ngành được đào tạo do thực tiễn mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường.
+ Coi trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng của mỗi nữ giảng viên. Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng theo nhiều phương thức khác nhau để tạo cơ hội cho giảng viên nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, cải tiến sinh hoạt của các tổ chuyên môn.
+ Bồi dưỡng phẩm chất chớnh trị, đạo đức, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ nữ giảng viên. Đặc biệt cần tiến hành kiểm tra và có kế hoạch bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ cho giảng viên nữ để bắt kịp xu thế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục. Đõy là điểm yếu của giảng viên các trường cao đẳng và đại học ở địa phương, đặc biệt là đối với giảng viên nữ, trong thời gian tới cần đưa yêu cầu này vào nhiệm vụ đặt ra cho giảng viên trong từng năm học.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành
+ Nhà trường giao cho các đơn vị phòng, ban, khoa chỉ tiêu phát triển trình độ giảng viên trên cơ sở thực tiễn của đơn vị và nhiệm vụ của nhà trường.
+ Các đơn vị tổ chức cho tổ bộ môn rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ của tổ và có phương án cử giảng viên nữ học tập nõng cao trình độ chuyên môn.
+ Củng cố lại hoạt động chuyên môn ở các tổ chuyên môn nhằm phát huy hiệu quả vai trò của tổ chuyên môn, đõy là nơi có thể làm tốt nhất công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thông qua các nề nếp dự giờ, giảng mẫu, hội thảo trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, kiểm tra, đánh giá,…
+ Trên cơ sở năng lực của từng giảng viên nữ, các tổ, khoa phối hợp với công đoàn, hội phụ nữ giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên nữ. Có kế hoạch triển khai nghiệm thu đề cương, nghiệm thu từng phần đối với mỗi đề tài. Đặc biệt động viên giảng viên nữ có năng lực tham gia vào các nhúm nghiên cứu hoặc làm chủ các công trình nghiên cứu có tớnh ứng dụng cao.
+ Mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học miễn phí cho đội ngũ giảng viên nữ đặt tại trường nhằm tạo điều kiện cho họ học tập. Có kiểm tra đánh giá hàng năm và coi đó là nhiệm vụ tự bồi dưỡng của giảng viên.
+ Cử cán bộ, giảng viên nữ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nõng cao nhận thức chớnh trị, năng lực chuyên môn.
+ Đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị như: máy tớnh, máy chiếu, mạng internet, các tài liệu chuyên ngành,… để giảng viên có điều kiện nõng cao trình độ sử dụng các phương tiện hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu.