Về quy mô và tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 47 - 50)

c. Cơ sở hạ tầng tài chính, công nghệ thông tin

2.2.1.1.Về quy mô và tốc độ tăng trưởng

Trong 3 năm từ 2010 đến 2012 tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng của VPBank không ngừng tăng lên một cách đáng kể. Trong năm 2010, lãi suất huy động vốn đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, do lãi suất thấp và thị trường xuất hiện thêm nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn như chứng khoán, bất động sản, vàng… nên nguồn vốn huy động từ khối khách hàng cá nhân không cao. Thêm vào đó, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng khiến thị trường cạnh tranh ngày càng sôi động hơn. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn và

39

thách thức như vậy, nhưng năm 2010, vốn huy động từ khách hàng đạt 16.490 tỷ đồng, tăng 2.259 tỷ đồng (tương đương tăng 16%) so với năm 2009, trong đó huy động dân cư là 13.087 tỷ đồng, chiếm 79% tổng huy động. Năm 2011, hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn, lãi suất về huy động vốn đột ngột đảo chiều và tăng mạnh vào cuối năm. Các ngân hàng đua nhau mở các chương trình khuyến mại hấp dẫn. Không nằm ngoài xu thế đó, VPBank cũng mở ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng như đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, vì vậy nguồn huy động vốn từ khách hàng của ngân hàng vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng tốt. Huy động vốn từ khách hàng đến 31/12/2011 đạt 23.970 tỷ đồng, tăng 7.480 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 45% so với năm trước). Trong đó huy động từ dân cư là 17.861 tỷ đồng. Năm 2012, mặc dù nguồn huy động vốn dân cư gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều bất lợi, tình trạng lạm phát tăng cao, tâm lý người dân không muốn gửi tiết kiệm khi tiền đồng ngày càng mất giá đồng thời các ngân hàng cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút khách hàng bằng lãi suất huy động thỏa thuận cao hơn nhiều so với lãi suất niêm yết thực tế đã gây tổn thất lớn cho VPBank khi mất một lượng lớn khách hàng, tuy nhiên huy động vốn từ khách hàng của VPBank vẫn có sự tăng trưởng đều đặn và ổn định.Huy động từ khách hàng tính đến ngày 31/12/2012 đạt 29.412 tỷ đồng, tăng 5.442 tỷ đồng, tương ứng tăng 23% so với năm 2011, trong đó huy động cá nhân là 19.048 tỷ đồng. Năm 2013, huy động khách hàng chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng về quy mô và tỷ trọng đã góp phần khẳng định thương hiệu của một ngân hàng an toàn và hiệu quả. Tại thời điểm 31/12/2013, tổng huy động cá nhân là 37.876 tỷ đồng tăng 99% so với năm 2012 và đạt mức tăng trưởng 77%, đây là mức tăng trưởng dẫn đầu thị trường năm 2013 và cũng là mức tăng trưởng cao nhất của VPBank từ trước tới nay. Năm 2013, VPBank đã thu hút thêm 70.000 khách hàng mới, tăng gần 50%

40

so với năm 2012. Tỷ trọng tiền gửi bằng VND có xu hướng tăng nhanh trong những năm qua và hiện chiếm khoảng 95% tổng tiền gửi của khách hàng (năm 2011 là 88% và năm 2012 là 90%). Trong khi đó, tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ổn định qua các năm.

Nhìn chung nguồn vốn dân cư trong thời gian này tại các ngân hàng sụt giảm mạnh do lượng tiền của dân cư đang được nằm trong các kênh đầu tư như: chứng khoán, bất động sản, vàng… tuy nhiên nguồn vốn huy động của VPBank có xu hướng tăng trưởng ổn định với cơ cấu hợp lý đảm bảo một hoạt động kinh doanh tổng thể an toàn cho ngân hàng và dần khẳng định thương hiệu của một ngân hàng an toàn và hiệu quả. VPBank đã tiếp tục củng cố để mở rộng cơ sở khách hàng của mình. Việc mở rộng mạng lưới của VPBank, các chiến dịch huy động cạnh tranh, liên tục cải tiến sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng là nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng này.

Đơn vị tính: tỷ đồng 19.048 37.876 17.861 13.087 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.1: Diễn biến huy động vốn cá nhân của VPBank

41

Bảng 2.3:Cơ cấu huy động khách hàng theo thành phần kinh tế của VPBank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 47 - 50)