Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 114)

- Kênh phân phối: Phát triển theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các sản

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Phát triển dịch vụ bán lẻ là một hướng đi tất yếu của các NHTM do dịch vụ bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định cho các NHTM, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, dịch vụ bán lẻ cũng mang lại nhiều tiện ích đối với khách hàng, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tăng phương tiện thanh toán đối với nền kinh tế, giảm thiểu giao dịch tiền mặt, giảm chi phí lưu thông tiền mặt trong tổng thể nền kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển.

Tuy nhiên, để các NHTM có thể phát triển dịch vụ bán lẻ, bên cạnh sự ủng hộ của môi trường kinh tế xã hội, của khách hàng, còn cần phải có đủ điều kiện về môi trường pháp lý để phát triển các dịch vụ mới, đặc biệt là các

60

dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Để có đủ điều kiện môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM, đòi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắn của Chính phủ, các cấp quản lý. Nhìn chung cần phát triển đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất: Nhà nước cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng.

Năm 2006, Việt Nam đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, do vậy các quy định về hoạt động ngân hàng phải theo hướng quốc tế hoá. Hiện nay hệ thống các quy định về hoạt động ngân hàng vẫn chưa đồng nhất như: Quy định và chế độ tài chính, quy định về giao dịch đảm bảo, quy định về thương phiếu, các quy định về đất đai… do vậy Nhà nước cần:

- Sửa đổi bổ sung những quy định mới về lập chứng từ kế toán, hạch toán ghi sổ phù hợp với những dịch vụ ngân hàng, quản lý, thanh toán qua hệ thống vi tính, điện tử theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các chứng từ ngân hàng điện tử, chữ ký điện tử. Pháp luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, công nhận giá trị chứng từ của văn bản điện tử trong các hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, chào hàng…

- Nghiên cứu ban hành luật cổ phiếu, luật séc thương phiếu và các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế.

- Hướng dẫn các bộ, ban ngành thực hiện đồng bộ các văn bản như văn bản về giao dịch đảm bảo, văn bản về đất đai…

Thứ hai: Nhà nước cần có những chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet để tạo điều kiện cho NHTM thực hiện phát triển dịch vụ ngân hàng.

61

- Cần phấn đấu đưa ra chính sách mọi công dân đều phải mở và có tài khoản tại một NHTM thông qua đó ngân hàng có điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng và thị trường có điều kiện quản lý mở rộng các dịch vụ bán hàng di động như: thanh toán phí dịch vụ sinh hoạt bao gồm: điện, nước, cước điện thoại, truyền hình cáp, internet, ăn uống…

- Sự phát triển của bưu chính viễn thông và Internet là vấn đề là cơ sở để ngân hàng thực hiện hiện đại hoá công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Song hiện nay các ngân hàng phải thuê bao đường truyền dẫn với mức phí quá cao, đồng thời chưa nhanh, chưa chuẩn xác và thiếu độ an toàn. Mặt khác chi phí thuê bao và sử dụng Internet của Việt Nam vẫn cao, do đó không khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng. Do vậy phát triển bưu chính viễn thông không chỉ là vấn đề riêng của ngành bưu chính mà còn là nội dung quan trọng cần được nhà nước đặt biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)