Về kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 66 - 68)

- Đối tượng khác 41 23 69 73 54 92 4.33

2.3.1.1.Về kết quả hoạt động kinh doanh

- Về quy mô

Nhìn chung các hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ của VPBank giai đoạn 2010-2013 có quy mô lớn dần qua các năm. Hoạt động huy động vốn cá nhân tăng từ 13.087 tỷ đồng lên đến 37.876 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng bán lẻ cũng tăng dần qua các năm, từ mức dư nợ bán lẻ của toàn hệ thống năm 2010 đạt 7.954 tỷ đồng đến năm 2013 dư nợ bán lẻ toàn hệ thống đã đạt 17.741 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với năm 2010. Về các hoạt động phi tín dụng bán lẻ, quy mô khách hàng sử dụng qua các năm cũng không ngừng tăng lên, số lượng thẻ ghi nợ nội địa tăng gấp 2,0 lần giai đoạn từ 2010 đến 2013 từ 441.314 thẻ lên 863.397 thẻ. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS cũng tăng gấp 3 lần, phí thu từ dịch vụ Western Union tăng 6,54 tỷ đồng từ năm 2010-2013.

- Về chất lượng hiệu quả

Chất lượng hiệu quả của các dịch vụ NHBL trong giai đoạn 2010-2013 cũng tương đối ổn định. Hoạt động huy động vốn dân cư phát triển khá hợp lý về cơ cấu loại tiền (cơ cấu VND và USD trong khoảng từ 85-95%) cũng như cơ cấu kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm trên 90% tổng số tiền gửi của khách hàng. Về hoạt động tín dụng bán lẻ, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giai đoạn 2010- 2013 luôn ở mức kiểm soát được dưới 3%. Chất lượng thanh toán qua ngân hàng ngày càng được nâng cao với tốc độ xử lý lệnh thanh toán nhanh chóng, an toàn và chính xác. Các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng được đầu tư phát triển mở rộng, chất lượng không chỉ ổn định mà còn được nâng cao, tiện ích mà các sản phẩm ngân hàng điện tử mang lại đang ngày càng hoàn thiện và hiện đại như dịch vụ Internet Banking, BSMS không chỉ dừng lại ở tính

12

năng gửi tin nhắn tự động, vấn tin, mà còn cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển khoản trong hệ thống cũng như ngoài hệ thống …

- Về thị phần, tỷ trọng

Hoạt động huy động vốn dân cư VPBank chiếm thị phần tương ổn định trên thị trường trong giai 2011-2013 (năm 2011: 3,5%; năm 2012: 2,75%; năm 2013: 3,25%). Thị phần có sự tăng giảm qua các năm một phần là do số lượng ngân hàng mới xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên VPBank vẫn cho thấy được uy tín cũng như sự cố gắng trong quá trình huy động vốn trên thị trường ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Cơ sở khách hàng liên tục tăng trưởng và củng cố vững chắc qua các năm. Tính đến 31/12/2013, số lượng khách hàng giao dịch với VPBank đã tăng 42% so với 2012.

- Về thu nhập từ hoạt động kinh doanh bán lẻ

Thu nhập từ hoạt động bán lẻ được tách riêng với thu nhập từ hoạt động kinh doanh nói chung của VPBank. Năm 2011, mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế, tuy nhiên VPBank vẫn đạt được thu nhập từ hoạt động bán lẻ là 291 tỷ đồng và chiếm 19% tổng thu nhập. Năm 2012, thu nhập từ hoạt động bán lẻ đạt 438 tỷ đồng trong đó thu nhập từ tín dụng bán lẻ đạt 141 tỷ đồng và thu nhập từ huy động vốn đạt 297 tỷ đồng, chiếm 23% tổng thu nhập. Tuy nhiên, năm 2013 thu nhập từ hoạt động bán lẻ gặp nhiều khó khăn do chính sách, định hướng từng thời kỳ của NHNN cũng như của VPBank nên mới chỉ đạt 425 tỷ đồng trong khi kế hoạch năm 2012 sẽ đạt 600 tỷ đồng và chiếm 28% tổng thu nhập. Như vậy có thể thấy việc đầu tư phát triển sản phẩm bán lẻ của VPBank đã đi đúng hướng tuy nhiên còn nhiều khó khăn do đó VPBank cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới đạt được kết quả khả quan.

- Về tiện ích của sản phẩm dịch vụ

13

phẩm mới, tăng tiện ích của những sản phẩm truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tăng tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng (như tiết kiệm tích lũy bảo an phù hợp với những người có nhu cầu gửi tiền định kỳ trong một khoảng thời gian nhất định…). VPBank đã đặc biệt ưu tiên đầu tư cho phát triển công nghệ nhằm hỗ trợ cho các dịch vụ ngân hàng điện tử như BSMS, internet Banking, homeBanking…cũng như gia tăng tiện ích bằng các dịch vụ thanh toán hóa đơn dịch vụ, nạp tiền điện thoại trên ATM... Trong thời gian qua, kết quả đạt được của VPBank là khá khả quan, sản phẩm dịch vụ mang tính cạnh tranh cao so với các đối thủ cả về giá và tiện ích của sản phẩm. Các dịch vụ ngân hàng điện tử không chỉ dừng lại ở tiện ích vấn tin và thanh toán chuyển tiền giản đơn như một số ngân hàng đang triển khai mà VPBank đang ngày càng quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao tiện ích, chất lượng dịch vụ, phương thức thanh toán hiện đại, thuận tiện hơn nữa, tăng thêm tính năng, đa dạng hóa các hình thức thanh toán…. So với các NHTM khác, một số sản phẩm của VPBank chưa thực sự nổi trội, có những sản phẩm gắn liền với thương hiệu VPBank trong khi một số NHTM làm rất tốt việc này như Vietcombank có thế mạnh về các loại thẻ quốc tế và ngân hàng điện tử; ngân hàng Đông Á thu hút khách hàng với sản phẩm cho vay trong 24 giờ; NH TMCP Hàng Hải với thời gian cho vay lên tới 15 đến 20 năm…

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 66 - 68)