Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 30)

c. Dịch vụ môi giới, đại lý phát hành chứng khoán

1.2.2.2.Chỉ tiêu định lượng

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Quy mô và tốc độ tăng trưởng từng loại hình dịch vụ bán lẻ nói riêng và tổng hợp hoạt động bán lẻ nói chung là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của dịch vụ bán lẻ trong NHTM. Các NHTM đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể, chi tiết trong từng loại sản phẩm để theo dõi sự mở rộng về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trong những khoảng thời gian nhất định. Có như vậy, hoạt động giám sát mới đảm bảo được thường xuyên cập nhật và giúp ngân hàng đưa ra được những quyết sách hợp lý. Quy mô bao gồm quy mô tài sản, nguồn vốn hay số lượng khách hàng… là các chỉ tiêu có thể định lượng, dễ dàng tổng hợp. Tốc độ tăng trưởng sẽ là tiêu chí phản ánh sự phát triển nhanh hay chậm, tăng hay giảm của các chỉ tiêu đó.

- Thị phần chiếm lĩnh trên thị trường

Khái niệm phổ biến của thị phần chính là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Thị phần được đo lường bằng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường hay bằng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường… Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản

22

phẩm tiêu thụ trên thị trường.

Đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, việc xác định được thị phần của từng sản phẩm so sánh với toàn thị trường là căn cứ quan trọng để các NHTM đánh giá được vị trí của mình, xem xét sự thay đổi về thị phần chiếm lĩnh để từ đó có những điều chỉnh phù hợp về giá cả, chất lượng nhằm tăng thị phần.

Thị phần sản phẩm bán lẻ của một ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ ngân hàng đó đã thành công trong việc đưa sản phẩm ra thị trường, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, nếu thị phần giảm sút chưa thể khẳng định chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có vấn đề, khi đó cần phải xem xét yếu tố khách quan liệu có sự gia tăng các đối thủ cung cấp loại dịch vụ này dẫn đến chiếc bánh thị trường bị chia sẻ hay không? Như vậy, tiêu chí thị phần sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thị trường cũng được coi là tiêu chí quan trọng trong đánh giá sự phát triển của dịch vụ bán lẻ tại các NHTM.

- Thu nhập, lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ

Đây là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc phát triển sản phẩm bán lẻ đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, việc tìm kiếm, phát triển thị trường mới, thay đổi chiến lược kinh doanh là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của các NHTM. Thị trường bán lẻ tại Việt Nam có thể coi là thị trường tiềm năng chưa được khai thác hết và là mục tiêu chiếm lĩnh của hầu hết các NHTM. Đối với các NHTM có định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, việc đánh giá được tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bán lẻ so với tổng thu nhập của ngân hàng, so sánh số liệu của từng tháng, quý, năm để có căn cứ đánh giá hiệu quả từ việc phát triển sản phẩm bán lẻ, từ đó ra những quyết sách có tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ hay không và đầu tư ở mức

23

độ nào là hợp lý.

Các chỉ tiêu mà các NHTM thường quan tâm đó là tỷ trọng thu nhập ròng từ dịch vụ bán lẻ/tổng thu nhập ròng từ dịch vụ; tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bán lẻ/tổng thu nhập hoạt động kinh doanh; lợi nhuận trước thuế từ hoạt động bán lẻ/tổng lợi nhuận trước thuế…

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 30)