Dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 57 - 63)

- Đối tượng khác 41 23 69 73 54 92 4.33

2.2.3.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mạ

Trong những năm qua, dịch vụ thanh toán quốc tế luôn được ngân hàng chú trọng và phát triển không ngừng. Năm 2013, VPBank lần thứ 6 liên tiếp được trao giải ngân hàng có dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất do các ngân hàng lớn như CitiBank và Bank of New York trao tặng. Hiện nay, VPBank là thành viên hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế SWIFT và quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng lớn trên toàn thế giới. Trong quá trình đó VPBank đã đặt quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: tiền gửi, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ… Đây là cơ sở cho phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế.

Hoạt động tài trợ thương mại có những bước phát triển tích cực với những thỏa thuận hợp tác được ký kết, triển khai nhiều giao dịch tài trợ thương mại với các ngân hàng đại lý, chú trọng cung cấp dịch vụ cho các định chế tài chính.

Đến nay VPBank đã có quan hệ với hơn 300 ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế trên toàn thế giới là ngân hàng đại lý.

Hoạt động tài trợ thương mại có những bước phát triển tích cực từ năm 2008 với những thỏa thuận hợp tác được ký kết, triển khai nhiều giao dịch tài trợ thương mại với các ngân hàng đại lý, chú trọng cung cấp dịch vụ cho các định chế tài chính. Các sản phẩm thanh toán quốc tế truyền thống được thực hiện với chất lượng tốt và có doanh số tăng trưởng cao. Tính đến 2011 ,tổng doanh số xuất nhập khẩu trong năm đạt 3,07 tỷ USD, tăng trưởng 23,81% so với năm 2010, đóng góp 156 tỷ đồng doanh thu cho ngân hàng. Trong thời

3

gian này, VPBank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được IFC nâng hạn mức bảo lãnh lên tới 50 triệu USD theo chương trình Tài trợ thương mại toàn cầu (Global Trade Finance Program – GTFP) dành cho các ngân hàng phát hành. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, VPBank vẫn tiếp tục vị trí dẫn đầu về tài trợ thương mại trong nhóm các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam. Đặc biệt, tổng doanh số thanh toán quốc tế của Ngân hàng trong năm 2013 tăng lên tương đương 5,02 tỷ USD, thể hiện một mức tăng mạnh mẽ 37,91% so với 3,64 tỷ USD trong năm 2012. Sự gia tăng về doanh số thanh toán quôc tế chủ yếu là do ngân hàng đã tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ thu phí. Trong năm 2013, VPBank tăng cường hợp tác với các đối tác trong mạng lưới đại lý rộng lớn của mình để cải thiện tính đa dạng dịch vụ và củng cố cơ sở cấp vốn. Nhờ đó, tổng doanh thu phí của toàn hệ thống trong lĩnh vực thanh toán quốc tế năm 2013 đạt 408 tỷ đồng, tăng 37,1% so với năm 2012.

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế ở tất cả các chi nhánh của VPBank trên toàn quốc đều luôn luôn phải nỗ lực hết mình, không hài lòng với vị trí mình đang đạt được nhằm duy trì và giữ vững lượng khách hàng hiện tại đồng thời còn phải mở rộng ngày càng mạnh mẽ mạng lưới khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của VPBank.

Như vậy, qua phân tích thực trạng của hoạt động tài trợ thương mại cho thấy hoạt động này là một trong những hoạt động thế mạnh của VPBank trong hiện tại và tương lai.

2.2.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử

Năm 2007, VPBank đã cho triển khai ứng dụng công nghệ Core Banking (T24) để phát triển các sản phẩm mới như Moblie Banking, Internet Banking. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử mà VPBank cung cấp đã đáp ứng được nhu cầu quản lý thông tin tài khoản ở mọi lúc, mọi nơi của

4

khách hàng, nhằm tạo cho khách hàng sự thuận tiện nhất trong việc thực hiện các giao dịch trên các tài khoản đã đăng ký tại VPBank. Với việc triển khai thành công hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2008, đến nay VPBank đã và đang tiếp tục phát triển thêm được nhiều tiện ích như thanh toán trực tuyến khi mua hàng qua mạng, thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, chuyển khoản ngoài hệ thống, đặc biệt là sản phẩm gửi tiền tiết kiệm trực tuyến, khách hàng có thể thự thao tác chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn nhằm quản lý tối ưu tài chính của mình… Sản phẩm ngân hàng trực tuyến ngày càng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tối ưu hóa lợi ích của khách hàng và cũng đóng góp phần không nhỏ vào nguồn thu dịch vụ của ngân hàng.

2.2.5. Dịch vụ thẻ

2.2.5.1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng trung bình của số lượng thẻ phát hành trong các năm từ 2011-2013 không đều, tuy nhiên đều đạt mức tăng rõ rệt cho thấy sự phát triển không ngừng của thị trường thẻ. Thẻ ghi nợ (debit card) vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số lượng thẻ phát hành, và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhóm thẻ tín dụng (credit card).

Năm 2010 là một năm đáng nhớ đối với hoạt động phát triển thẻ của VPBank. Tổng số thẻ phát hành mới trong năm 2010 là 455.749 thẻ, tăng gần 422,2% so với năm 2009. Trong đó, thẻ debit là 441.314 thẻ và thẻ credit là 14.435 thẻ. Tính đến cuối năm 2011, VPBank đã phát hành tổng cộng 481.671 thẻ các loại lũy kế, trong đó có 461.825 thẻ ghi nợ nội địa và 19.846 thẻ tín dụng Visa và Master. Đến năm 2012, tổng số thẻ đã được phát hành trên toàn hệ thống là 665.188 thẻ lũy kế, trong đó có 625.197 thẻ ghi nợ và 39.991 thẻ tín dụng quốc tế Visa Card và Masster Card. Số thẻ phát hành mới trong năm đạt 183.517 thẻ, tăng trưởng 38,1% so với năm 2011. Cuối năm 2013, phát hành thẻ của VPBank tăng trưởng 35,3% lên mức gần 900.000 thẻ,

5

một con số ấn tượng cho thấy sự cố gắng mở rộng thị trường thẻ của VPBank trong thời gian vừa qua.

863.397625.197 625.197 461.825 441.314 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.3: Số lƣợng thẻ ghi nợ phát hành qua các năm

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh bán lẻ của VPBank 2010-2013)

2.2.5.2. Về thị phần

Hoạt động kinh doanh thẻ của VPBank giai đoạn 2011 -2013 đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về quy mô của VPBank vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của thị trường, điều này dẫn đến thị phần của VPBank trên các mảng kinh doanh thẻ cụ thể (phát hành thẻ, thanh toán thẻ) đang có xu hướng giảm dần và khoảng cách giữa VPBank với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Techcombank, Đông Á, NH TMCP Hàng Hải, ACB… đang ngày càng nới rộng.

6 461.825 461.825 711.146 796.147 852.647 612.412 1.212.360 1.009.102 901.256 625.197 914.178 1.431.571 1.201.114 1.011.453 1.121.586 863.397 0 150.000 300.000 450.000 600.000 750.000 900.000 1.050.000 1.200.000 1.350.000 1.500.000

VPBANK MARITIMEBANK ACB TECHCOMBANK NH Đông Á

20112012 2012 2013

Biểu đồ 2.4: Số lƣợng thẻ ghi nợ của VPBank so với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh bán lẻ của VPBank 2013)

Tốc độ tăng trưởng thu phí ròng dịch vụ thẻ của trong giai đoạn 2011- 2013 có xu hướng tăng dần. Năm 2012 thu phí ròng từ dịch vụ thẻ đã tăng trưởng 25% so với năm 2011 và đạt 8,6 tỷ đồng và đến cuối năm 2013 đạt 10,2 tỷ đồng.

2.2.5.3. Về sản phẩm dịch vụ

Giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang là vấn đề được các cơ quan hữu quan và dư luận quân tâm. Nắm bắt được nhu cầu của cuộc sống hiện tại, VPBank đã thiết kế và không ngừng ứng dụng những tiện ích gia tăng cho các chủ thẻ do VPBank phát hành trên nền sản phẩm hiện có về thẻ khá phong phú và đa dạng, phù hợp với từng nhóm khách hàng cá nhân. Cùng với đó, VPBank cũng rất chú trọng trong việc mang lại những giá trị gia tăng cho các chủ thẻ thông qua việc liên kết với các đối tác cung cấp

7

dịch vụ có uy tín.

Hiện nay, thẻ ATM của VPBank bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng trong đó:

- Thẻ ghi nợ: VPBank đang cung cấp đa dạng các sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích bao gồm: Thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế. Sở hữu thẻ ghi nợ nội địa của VPBank giống như sở hữu một chiếc ví thông minh giúp khách hàng có thể thanh toán và rút tiền mặt ở mọi lúc, mọi nơi qua mạng lưới ATM rộng lớn của VPBank cũng như từ máy ATM của các ngân hàng thuộc liên minh Smartlink trên cả nước. Thẻ ghi nợ quốc tế của VPBank gồm thẻ Master Card và Visa Debit - đây là loại thẻ được phát hành dựa trên số dư tài khoản cá nhân của khách hàng, được sử dụng thực hiện một số giao dịch tại các máy ATM hay thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra thẻ đặc biệt rất thuận tiện trong việc thanh toán qua mạng…loại hình thẻ này đã thu hút được sự quan tâm chú ý của một lượng lớn khách hàng nhờ sự thuận tiện và tính năng ưu việt của nó trong hoạt động thanh toán.

Nhìn chung, dòng sản phẩm thẻ ghi nợ của VPBank khá đa dạng so với các sản phẩm thẻ của ngân hàng khác.

- Thẻ tín dụng

VPBank chính thức bước vào thị trường thẻ quốc tế từ năm 2008, mặc dù phát triển trong một thời gian ngắn nhưng VPBank đã quan tâm chú trọng đến phân mảng thẻ này. Ngoài thẻ tín dụng VPBank Visa,thẻ Master Card, VPBank còn phát triển thẻ đồng thương hiệu Vietnam Airlines - VPBank Platinum Master Card, đây là thẻ thanh toán quốc tế mang thương hiệu Master do VPBank phát hành trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Vietnam Airlines và VPBank.

8

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)