Chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 79 - 82)

- diện tích gieo trồng lúa 9,9 7,0 66,

2.3.2Chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu

Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số chuyển biến như tăng tỷ lệ xuất khẩu nông sản đã qua chế biến sâu, bước đầu đã tạo được năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới do các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng hơn tới việc đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, mặt hàng gạo, thuỷ hải sản, cà phê, nhân điều, hạt tiêu của Việt Nam đã được nhiều nước ưa chuộng và đánh giá tốt về chất

lượng. Chẳng hạn mặt hàng cà phê Việt Nam đã sớm có tiếng nói trên thị trường EU bởi chất lượng thơm ngon, có hương vị riêng. Vì thế, xuất khẩu sang thị trường EU chiếm tới 50% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Theo đánh giá của Hiệp hội cà phê ca cao thế giới, cà phê Việt Nam có chất lượng cao hơn cà phê của Ấn Độ và Inđônêxia, tương đương với cà phê của Braxin và Achentina.

Cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đã có một số chuyển biến tích cực, giảm tỷ trọng gạo 25-35% tấm, tăng tỷ lệ gạo có chất lượng cao loại 5-10% tấm. Nếu so với chất lượng và uy tín gạo Thái Lan thì chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn thua kém rất nhiều. Gạo Thái Lan phù hợp với thị trường có thu nhập cao như Nhật, EU, Trung Đông...Trong cùng thời gian Thái Lan xuất khẩu gạo có phẩm cấp cao thường chiếm tới 60-62%, trong khi đó Việt Nam mới đạt 35-40% so với tổng lượng gạo xuất khẩu.

Có thể nói, chất lượng nhiều mặt hàng nơng sản xuất khẩu vẫn thua kém các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, độ đồng đều về kích cơ và trọng lượng, tính ổn định về chất lượng của các lơ hàng xuất khẩu trái cây của Việt Nam kém so với Thái Lan.

Nguyên nhân dẫn tới chất lượng hàng nông sản xuất khẩu chưa cao là do chúng ta chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu lai tạo giống, phương pháp canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến và vận chuyển nông sản.

Công nghệ sinh học chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, đặc biệt trong khâu nghiên cứu lai tạo giống để tạo ra những loại nông sản có chất lượng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

Công tác kiểm định giống cây trồng vật nuôi nhập ngoại thực hiện không tốt làm cho người sản xuất bị thua thiệt rất nhiều (ví dụ, giống ngơ nhập của Trung Quốc về trồng ở Việt Nam không cho hạt, lúa lai nhập khẩu về trồng cho hạt lép...).

Mặc dù, công nghệ chế biến nông sản trong 15 năm qua (1990 - 2005) đã được cải thiện, giá trị sản lượng công nghiệp chế biến so với giá trị sản lượng nông nghiệp tăng từ 33,8% vào năm 1990 lên 42% năm 1998 và đến năm 2003 lên 45% [26-29] nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp hướng vào xuất khẩu.

Đầu tư cho công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá chung “hệ số đổi mới” thiết bị chỉ đạt 7% năm (bằng 1/2 -1/3 mức tối thiểu của các nước khác). Tuy đã có nhiều doanh nghiệp tích cực đổi mới cơng nghệ, song nguồn vốn hạn hẹp nên đã sử dụng công nghệ chắp vá, thiếu đồng bộ. Kèm theo đó là tổ chức sản xuất và bộ máy quản lí cồng kềnh. Hai vấn đề này tạo nên sự lệch pha và bấp cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập.

Nhìn tổng thể, hàng nơng sản xuất khẩu của Việt Nam phần lớn vẫn ở dạng thô và sơ chế là chính, tỷ trọng chế biến sâu mới đạt 25%. Mặt khác do nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thu gom là chính, qui mơ sản xuất nhỏ nên chất lượng nguyên liệu thấp và không đồng đều làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Các cơ sở, kho tàng, bến bãi không đảm bảo chất lượng, máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, công suất sử dụng các nhà máy chế biến thấp, bình quân đạt 50 -60%, lãng phí và hao tốn nguyên nhiên vật liệu lớn cũng là những nguyên nhân lớn dẫn tới chất lượng sản phẩm chế biến thấp, giá cả nông sản chế biến cao làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu.

Những khâu xử lý sau thu hoạch gồm bảo quản, chế biến, đóng gói nơng sản hiện nay ở nước ta cũng còn thiếu sự đầu tư thoả đáng và không tương xứng với tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu. Công nghiệp chế biến nông sản đã thiếu về số lượng nhưng lại chưa hợp lý về qui hoạch, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với vùng nguyên liệu dẫn đến tình trạng nhà máy chế biến đói nguyên liệu buộc phải đi mua nguyên liệu ở những vùng quá xa làm tăng chi phí đầu vào, giảm năng lực cạnh tranh cho nông sản chế biến, hoặc có những vùng trồng nhiều nguyên liệu nhưng lại thiếu cơ sở chế biến gây tổn thất sau thu hoạch lớn do nông sản làm ra chưa được chế biến ngay.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 79 - 82)