- Các nguồn trả nợ của Dự án chủ yếu được lấy từ nguồn mua nhà của khách hàng qua các năm
i. Phân tích rủi ro dự án
2.4.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu:
Đây là phương pháp đơn giản và được áp dụng với hầu hết các nội dung của dự án. Được tiến hành bằng cách so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực pháp luật quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, các thông lệ (trong nước và quốc tế) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp này thường được sử dụng trong thẩm định các nội dung sau:
+ Thẩm định khía cạnh pháp lý: So sánh, đối chiếu sự đầy đủ, hợp pháp, hợp lý của hồ sơ dự án theo các quy định của pháp luật.
+ Thẩm định khía cạnh kỹ thuật: So sánh các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án với các tiêu chuẩn về thiết kế, kỹ thuật nhà nước quy định.
SV: Nguyễn Hà Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 49D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa
+ Thẩm định khía cạnh tài chính dự án: So sánh các chỉ tiêu được tính toán trong dự án với các các chỉ tiêu về suất đầu tư, cơ cấu vốn, các tỷ lệ tài chính có phù hợp với quy định hiện hành không, và so sánh với các chỉ tiêu này của các dự án BĐS khác.
Ví dụ đối với việc thẩm định hồ sơ pháp lý của ”Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở liền kề khu dân cư Cột 5 tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh “ của Công ty kinh doanh bất động sản – TKV (Vinacominland) như đã được trình bày ở trên, CBTĐ đã căn cứ vào những hồ sơ khách hàng cung cấp so sánh với các hồ sơ pháp lý cần thiết theo quy định của ngân hàng để thẩm định tính đầy đủ và hợp lý của hồ sơ.