Thẩm định khách hàng vay vốn 1 Thẩm định tư cách pháp lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam (2).doc (Trang 66 - 69)

- Các nguồn trả nợ của Dự án chủ yếu được lấy từ nguồn mua nhà của khách hàng qua các năm

2.6.2.Thẩm định khách hàng vay vốn 1 Thẩm định tư cách pháp lý

i. Phân tích rủi ro dự án

2.6.2.Thẩm định khách hàng vay vốn 1 Thẩm định tư cách pháp lý

2.6.2.1. Thẩm định tư cách pháp lý

CBTĐ đã căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp, đồng thời thực hiện phỏng vấn trực tiếp đại diện công ty để tiến hành thẩm định tư cách pháp lý cũng như năng lực tài chính và tình hình hoạt động của khách hàng. Đồng thời, CBTĐ đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu những hồ sơ khách hàng cung cấp với những giấy tờ cần thiết theo quy đinh của ngân hàng. Từ đó đưa ra những đánh giá sau:

Công ty cổ phần An Phú Hưng được thành lập ngày 26/10/2006 với 4 cổ đông góp vốn:

- Bà Lê Đoàn Cát Tiên (sinh năm 1970). - Ông Trần Minh Tiến (sinh năm 1973). - Bà Đỗ Lan Hương (sinh năm 1987). - Bà Đỗ Lan Anh (sinh năm 1990).

SV: Nguyễn Hà Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 49D

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa

Tuy nhiên, thực chất đây là một Công ty cổ phần với 3 cổ đông góp vốn chính, đó là:

- Bà Lê Đoàn Cát Tiên.

- Ông Trần Minh Tiến (Bà Tiên và Ông Tiến là vợ chồng).

- Ông Đỗ Thanh Hiệp. Do Ông Hiệp hiện đang là Chi cục phó Chi cục thuế thành phố Lào Cai nên ông đã để cho 2 con gái là Bà Đỗ Lan Hương và Bà Đỗ Lan Anh đứng tên cổ đông sáng lập Công ty.

Công ty đã cung cấp các giấy tờ để chứng minh tư cách pháp lý của công ty gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Số 12.03.000.062 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lào Cai cấp lần đầu ngày 26/10/2006, cấp thay đổi lần thứ 3 ngày 18/06/2007.

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế do Cục Thuế tỉnh Lào Cai cấp ngày 07/11/2006.

- Biên bản góp vốn và giấy xác nhận vốn góp của các cổ đông.

- Quyết định số 06/QĐ-HĐQT-APH.JSC của Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần An Phú Hưng v/v bổ nhiệm Giám đốc, ngày 30/10/2006

- Quyết định số 08/QĐ-HĐQT-APH.JSC của Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần An Phú Hưng v/v bổ nhiệm Kế toán trưởng, ngày 30/10/2006

- “ Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Cổ phần An Phú Hưng” do Hội đồng quản trị thông qua ngày 28/11/2006

Nhận xét: Hồ sơ pháp lý của khách hàng đầy đủ và hợp pháp. Công ty Cổ phần An Phú Hưng có đầy đủ tư cách pháp nhân để quan hệ tín dụng với SGD. 2.6.2.2.Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng

Do mới thành lập, nên Công ty An Phú Hưng chưa phát sinh nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động của Công ty chủ yếu chỉ tập trung vào việc đầu tư xây dựng khách sạn An Phú Hưng tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Báo cáo tài chính hầu như chưa phát sinh chỉ tiêu nào đáng kể. Sau gần 1 năm hoạt động, Công ty chưa có doanh thu, các khoản chi phí bỏ ra đều phục vụ cho việc xây dựng dự án.

CBTĐ tiến hành thẩm định tiến hành thẩm định hoạt động kinh doanh của 2 công ty thuộc sở hữu của bà Lê Đoàn Cát Tiên (cổ đông sáng lập công ty). Hai công ty này sẽ bảo lãnh cho khoản vay của Công ty An Phú Hưng với SGD.

Nhận thấy tiềm năng phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị, Bà Tiên- Ông Tiến đã thành lập 02 Công ty là Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nam

SV: Nguyễn Hà Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 49D

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa

Phương vào năm 2003 (để quản lý Siêu thị SaiGon Mart Lào Cai) và Công ty TNHH thương mại An Huy vào năm 2006 (để quản lý Siêu thị SaiGon Mart Yên Bái). Theo thông tin do doanh nghiệp cung cấp thì doanh thu của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nam Phương mỗi năm khoảng 7-8 tỷ VND, lợi nhuận thu được khoảng 1 tỷ VND/năm. Con số này đối với Công ty TNHH thương mại An Huy lần lượt là 4-5 tỷ VND/năm và 500 triệu VND/năm.

Phương thức kinh doanh của 02 siêu thị trên là nhập hàng từ Hà Nội, Trung Quốc và thành phố Hồ Chí Minh; lưu tại kho ở Lào Cai, sau đó phân phát đến siêu thị ở Yên Bái hoặc các đại lý có nhu cầu. Tiền hàng thường thu ngay trong ngày, đối với những đại lý rất uy tín mới cho chậm trả tối đa là 3 ngày.

Theo Phiếu trả lời thông tin số 2534/NHNo-TTTD ngày 28/09/2007 của Phòng Thông tin tín dụng-NHNo&PTNT Việt Nam thì Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nam Phương đang có dư nợ 7,241 tỷ VND tại 02 tổ chức tín dụng là Techcombank-Lào Cai và Agribank-Kim Tân. Bà Tiên-Ông Tiến cho biết đây là số tiền Công ty Nam Phương dùng để:

 Trả tiền thuê đất 50 năm đối với mảnh đất tại 133-Lương Khánh Thiện-Lào Cai, mảnh đất này được dùng làm trụ sở của Siêu thị SaiGon Mart Lào Cai và kho chứa hàng (vay tại Agribank-Kim Tân).

 Mua một số công cụ, dụng cụ để phục vụ cho hoạt động của các siêu thị như máy ướp lạnh, giá đựng hàng....(vay tại Agribank-Kim Tân).

 Bổ sung vốn lưu động cho hoạt động của Công ty (vay tại Techcombank-Lào Cai).

Cũng theo Phiếu trả lời thông tin này, Công ty đã từng phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn tại Techcombank-Lào Cai. Theo giải trình của Bà Tiên-Ông Tiến, nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn là do đặc thù của hoạt động kinh doanh siêu thị là xuất nhập hàng khá thường xuyên, mỗi tháng Công ty Nam Phương nhận nợ khoảng 15-20 lần với Techcombank-Lào Cai và cũng có khoảng 15-20 Giấy nhận nợ đến hạn phải thanh toán. Do đó, tại một số thời điểm, khi tiền hàng chưa về kịp dẫn tới việc Công ty thanh toán chậm cho Techcombank-Lào Cai, tuy nhiên khoảng thời gian này chỉ từ 1-2 ngày. Mặt khác, theo Công văn số 51/CV ngày 05/10/2007, Techcombank-Lào Cai cũng xác nhận thông tin trên và cho biết hiện tại Công ty Nam Phương không phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng này.

Đối với Công ty TNHH thương mại An Huy, theo Phiếu trả lời thông tin số 2536/NHNo-TTTD ngày 27/09/2007 của Phòng Thông tin tín dụng-

SV: Nguyễn Hà Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 49D

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa

NHNo&PTNT Việt Nam thì hiện chưa có bất kỳ thông tin gì liên quan đến hoạt động của Công ty này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Sở Giao Dịch NHNo&PTNT Việt Nam (2).doc (Trang 66 - 69)