Các nhân tố sinh thái

Một phần của tài liệu benh hoc moi truong.pdf (Trang 35)

Mọi nhân tố trong hệ sinh thái cĩ tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật đều được gọi là các nhân tố sinh thái.

Cĩ nhiều nhân tố tác động tốt và cĩ những nhân tố tác động xấu. Vốn là nhân tố tốt nhưng nếu khơng đúng liều lượng, khơng đúng lúc, khơng đúng cách, khơng đúng chỗ thì cũng trở thành xấu.

Dựa vào nguồn gốc và đặc trưng tác động của các nhân tố sinh thái người ta chia thành nhĩm nhân tố vơ sinh (khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, v.v…) và nhân tố hữu sinh (thực vật, động vật, trực tiếp hoặc gián tiếp qua mơi trường sống)

Con người là nhân tố hữu sinh, dĩ nhiên là nhân tố cĩ ý nghĩa nhất bởi các khía cạnh xã hội chỉ cĩ ở con người.

Tác động của con người là cĩ ý thức và quy mơ rộng.

Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật một cách đa dạng về một hay nhiều mặt của quá trình sống và theo nhiều mức độ mạnh yếu khác nhau.

Về mặt số lượng, tác động của các nhân tố sinh thái được chia thành nhiều bậc:

Bậc tối thiểu (minimum): Nếu mức độ tác động thấp hơn nữa thì cĩ thể gây nguy hại, thậm chí tử vong, cho sinh vật.

Bậc tối ưu (optimum): Tại mức này hoạt động của sinh vật đạt giá trị cực đại.

Bậc tối đa (maximum): Nếu mức độ tác động của nhân tố sinh thái lớn hơn thì cĩ thể gây nguy hại, thậm chí tử vong, cho sinh vật.

Khoảng giới hạn của một nhân tố từ bậc tối thiểu đến bậc tối đa gọi là giới hạn sinh thái hay biên độ sinh thái, cũøng cịn gọi là giới hạn chống chịu.

Nhân tố sinh thái giới hạn là nhân tố mà khi tác động đến sinh vật được giới hạn từ bậc tối thiểu qua vùng tối ưu đến bậc tối đa. Dưới bậc tối thiểu và trên bậc tối đa đều cĩ thể làm cho sinh vật bị nguy hại. Ví dụ: nhiệt độ, pH, độ mặn, một số hĩa chất như CO2 , phân bĩn… là những nhân tố sinh thái giới hạn

Những lồi sinh vật cĩ biên độ sinh thái lớn (khoảng biến thiên min–max lớn) thì cĩ phân bố rộng và ngược lại.

Khả năng thích nghi của sinh vật trước tác động của các yếu tố sinh thái thường diễn ra theo hai quy luật chủ yếu sau:

Quy luật tối thiểu: Để sống và chịu đựng được trong những điều kiện cụ thể này khác, sinh vật địi hỏi phải cĩ những nhân tố tối cần thiết cho sinh sản và phát triển với một lượng rất nhỏ, rất tối thiểu. Các nhân tố vi lượng (chỉ với một hàm lượng rất nhỏ) tác động mạnh đến năng suất, sản lượng cũng như tính ổn định của mùa màng. Tuy ít, thậm chí rất ít, nhưng khơng cĩ khơng được.

Quy luật chống chịu: Tức là quy luật về giới hạn sinh thái, cĩ nghĩa là khơng thiếu mà cũng khơng thừa – giữa hai mức độ này chính là giới hạn của sự chống chịu.

Đĩ là nguyên lý sinh thái cơ bản nhất được vận dụng vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường, trong đĩ cĩ tài nguyên quan trọng nhất là con người.

3.2. Quan niệm về bệnh

Thời nguyên thủy. Con người bất lực trước thiên nhiên. Thiên nhiên quá huyền bí. Con người mắc bệnh là do sức mạnh huyền bí xâm nhập vào. Mê tín dị đoan.

Nghịch lý là nhiều nhà khoa học cũng mê tín, do họ thấy được quá nhiều điều khơng biết, khơng giải thích được nên mất tin tưởng, đĩ cũng là chỗ dựa của tơn giáo.

Thời văn minh cổ đại:

– Cổ học Trung Hoa. Người thầy thuốc đầu tiên là Thần nơng, 3000 năm trước cơng nguyên với tập “Đại thảo”; Hồng đế 2650 trước cơng nguyên với quyển “Nội Kinh”, sau này Càn Long với liệu pháp xoa bĩp và châm cứu.

Thời đĩ người ta quan niệm vạn vật là hai lực “Âm– Dương” và năm nguyên tố “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”.

Hai lực đối kháng: nam–nữ, nĩng–lạnh, sống–chết …

Năm nguyên tố–ngũ hành theo luật “tương sinh, tương khắc” (mộc sinh hỏa, hỏa sinh kim… thủy khắc hỏa, hỏa khắc mộc…)

Trong vũ trụ và con người mọi trạng thái đều phụ thuộc vào tình trạng cân bằng giữa hai lực và ngũ hành.

Bệnh là khi cĩ rối loạn âm dương, cĩ thay đổi trong quy luật tương sinh tương khắc của ngũ hành.

Trong ý nghĩa triết học: Sức khỏe là trạng thái cân bằng, hịa hợp giữa những nhân tố khác nhau.

Cĩ nhiều điều phù hợp với quan điểm duy vật biện chứng: “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”

Cĩ sự mâu thuẫn và thống nhất giữa hai lực âm–dương, giữa các lục phủ ngũ tạng.

Cơ thể là một vũ trụ nhỏ, trong vũ trụ lớn, địi hỏi sự thống nhất cả bên trong lẫn bên ngồi.

– Cổ Ai Cập, 3000 năm trước cơng nguyên cho “Sự sống là do chất khí (pneuma)“ và “hơ hấp là thu chất khí vào cơ thể“

Khi chất khí trong sạch thì ta khỏe mạnh. Khi chất khí dơ bẩn thì sinh ốm đau bệnh tật. Y học cổ Ai Cập đã cĩ cống hiến lớn về mặt tổ chức vệ sinh cơng cộng, đã dùng nhiều loại thuốc để tẩy uế, để sát trùng.

– Cổ Ấn Độ: 1500 năm trước cơng nguyên cĩ tài liệu Riq– Veda, 700 năm trước cơng nguyên cĩ tài liệu Yajur–Veda. Với những kỹ thuật chỉnh hình, mổ tử cung lấy con… người ta đã nghi ngờ chuột là nguồn gây bệnh dịch hạch, muỗi gây bệnh sốt rét.

Quan niệm về bệnh nhuốm màu triết lý Phật giáo “Sống và chết chỉ là luân hồi” “chết chỉ là một giai đoạn của sống”, “Cơ thể là vật chất vơ tri vơ giác mà trong đĩ linh hồn vận động, bảo đảm sự thống nhất giữa cơ thể, sự lành mạnh bình thường của các chức phận”.

Khi linh hồn lìa khỏi thể xác để sang thế giới khác ấy là sự chết. “Bệnh chính là sự đấu tranh của linh hồn để duy trì được sự vận động bình thường”.

Văn minh Hy Lạp và La Mã kéo dài 8 thế kỷ (từ thế kỷ thứ 6 trước cơng nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau cơng nguyên).

Nhiều trường phái nhưng trong y học thấy cĩ ảnh hưởng của phương Đơng như quan niệm của ngũ hành của Trung Quốc, luân hồi của Ấn Độ, sinh khí của Ai Cập.

– Trường phái Pythagoras (580–498 trước cơng nguyên) thừa nhận cĩ bốn yếu tố: “đất, khí, lửa, nước” tương ứng với bốn tính “khơ, ẩm, nĩng và lạnh”. Bệnh là khi cĩ sự mất cân bằng giữa chúng.

– Học thuyết Hypocratus (460–377 trước cơng nguyên) cho rằng chức năng cơ thể con người là do bốn chất dịch quyết định: “máu đỏ do tim tiết ra, biểu hiện tình trạng nĩng; máu đen từ lách tương ứng với ẩm, mật vàng ở gan biểu hiện tình trạng khơ và niêm dịch ở não tượng trưng cho tính lạnh”. Bệnh là sự

mất cân bằng của các dịch. Nguyên lý trị bệnh là phục hồi sự cân bằng, bằng cách dùng các loại thuốc cĩ đặc tính của dịch.

Hyppocratus được coi là “Người cha của y học” đã tách y học khỏi triết học duy tâm, thần bí.

Từ đầu thế kỷ XX:

Sinh học đã ảnh hưởng đến y học với ba hướng nguyên nhân bệnh: tâm thần, cơ học và hĩa học.

Về bệnh tâm thần cĩ hai học thuyết chính:

Freud (1856–1939). Trong cuộc sống cĩ ý thức của chúng ta, cĩ nhiều ý nghĩa và động lực thúc đẩy được nảy nở từ tiềm thức mà ra. Điều quan trọng là nhiều ý nghĩa và ham muốn về ý thức đã bị đẩy xuống tiềm thức khơng được trở thành ý thức. Cái tiềm thức đĩ luơn tồn tại, luơn cĩ lực sống dồi dào”.

Freud gọi lực sống đĩ là “Libido”, đặc biệt rất mạnh đối với những bản năng cơ bản của con người. Ví dụ, bản năng “tình dục”. Vì khơng được thốt ra mà bị dồn nén cho nên cĩ những biểu hiện tâm thần như: nĩi khơng suy nghĩ, mộng mị, hoang tưởng, suy nhược, hystérie. Như vậy: bệnh là sản phẩm của sự chèn ép ý thức lên tiềm thức, của một xung đột tâm lý.

Cách chữa bệnh là giải phĩng tiềm thức bị chèn ép bằng phương pháp phân tích tâm thần–phân tâm học.

Freud quan niệm: Bản năng như là một cơ chế nhằm thỏa mãn một nhu cầu và do các kích thích bên trong gây ra.

Nguyên lý dục vọng (ham muốn) sẽ là động lực chỉ huy mọi hoạt động về phương diện tâm lý, chừng nào mơi trường xung quanh khơng chống lại được.

Mọi động lực cơ bản được quy về hai loại bản năng cơ bản: + Bản năng sống, sáng tạo: Chỉ huy mọi hoạt động nhằm đảm bảo sự sinh tồn của con người, kể cả việc duy trì nịi giống (EROS).

+ Bản năng chết: ngược lại, phá hoại mọi hoạt động sống (THANATOS). Hai bản năng luơn đối lập, cạnh tranh nhau.

Pavlov và trường phái thần kinh: Quan niệm nội mơi và ngoại cảnh là thống nhất mà hoạt động thần kinh cấp cao đĩng vai trị quyết định khả năng thích ứng của cơ thể (nội mơi) đối với mơi trường ngồi luơn luơn biến đổi.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa vỏ não và các bộ phận phía dưới, sự kết hợp giữa hệ thống tín hiệu I và II, giữa cơ chế hưng phấn và ức chế, giữa thần kinh và dịch thể cĩ tác dụng điều hịa chính xác và kịp thời mọi hoạt động con người, đảm bảo sự thống nhất giữa nội mơi và ngoại cảnh.

Trường phái này cho rằng bệnh là do rối loạn hoạt động phản xạ của hệ thần kinh. Rối loạn trong mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của hệ thần kinh là cơ chế phát sinh bệnh.

Sai lầm của thần kinh luận là ở chỗ:

– Suy diễn rằng phản xạ bệnh lý (rối loạn chức năng) là cơ sở duy nhất của sự phát sinh bệnh.

– Thái độ tuyệt đối hĩa vai trị của vỏ não là phiến diện vì như thế là đã hạn chế rất nhiều các hướng nghiên cứu bệnh như hĩa học, cơ học về bệnh.

Ngày nay khoa học đã phát hiện nhiều bộ phận ngồi vỏ não cĩ vai trị cực kỳ quan trọng trong hoạt động thần kinh cấp cao như hệ lưới, hệ limbic (viền).

Cịn nhiều quan điểm khác nhau về bệnh nhưng tựu trung cĩ một quan điểm được phổ biến rộng rãi là:

Bệnh là một trạng thái cân bằng mới, do cĩ một số yếu tố mới gọi là yếu tố gây bệnh. Trạng thái này khơng bền vững.

Khi lâm bệnh khơng cĩ nghĩa là khả năng thích nghi đã hết mà cơ thể vẫn luơn tìm cách trở về hằng định cũ.

+ Lành và bệnh, sống và chết: là hai mặt của sinh học + Luơn cĩ hoại tử và luơn cĩ tăng sinh.

Bệnh hạn chế khả năng lao động. Cần đề cao phịng bệnh, ngay cả bệnh nhẹ nhưng dễ lan rộng trong cộng đồng.

3.2.1. Quá trình bệnh lý

Cĩ nhiều hiện tượng bệnh lý khác nhau, dễ lầm lẫn, cĩ thể phân biệt như sau:

+ Phản ứng bệnh lý: là phản ứng của tế bào, của các tổ chức trong cơ thể đối với tác nhân gây bệnh mà cường độ và chất lượng vượt khỏi giới hạn chống chịu.

+ Quá trình bệnh lý: là phức hợp gồm nhiều phản ứng bệnh lý đang diễn biến.

+ Trạng thái bệnh lý: là quá trình bệnh lý diễn biến chậm, kéo dài, cĩ khi trở thành cĩ tật.

+ Quá trình tử vong: Chết là giai đoạn cuối cùng của cuộc sống. Bản thân sự chết ban đầu là do rối loạn tương hỗ của nhiều chức phận, nhiều phản ứng hố học, đặc biệt là đồng hĩa và dị hĩa.

Quá trình sống được bảo đảm và điều hịa bởi hệ thần kinh trung ương, cho nên cái chết gắn bĩ chặt với chức năng hệ thần kinh. Tổ chức hệ thần kinh càng cao thì bộ phận thần kinh cao cấp–vỏ não chết trước rồi mới đến các phần não phía dưới não bộ. Cĩ hai kiểu chết:

– Chết sinh lý là kết quả của sự hao mịn cơ thể ở tuổi già, khơng cịn khả năng phục hồi hoạt động của các tổ chức cơ thể.

– Chết bệnh lý là sự kết thúc của quá trình bệnh lý, khơng phục hồi được.

Chết chưa phải là sự kết thúc ngay tất cả quá trình sống của các tổ chức cơ thể. Ví dụ: Ruột vẫn co bĩp, tĩc và mĩng vẫn cịn dài ra, một vài bộ phận vẫn cĩ thể tồn tại ngồi mơi trường cơ thể trong một thời gian ngắn.

+ Hấp hối: là giai đoạn được y học nghiên cứu rất kỹ nhằm mục đích tăng cường khả năng hồi sinh, thường diễn ra qua các giai đoạn ngắn:

– Giai đoạn ngưng: Tim và hoạt động hơ hấp ngưng tạm thời, khoảng 30–100 giây, mất phản xạ mắt, đồng tử mở rộng, các hoạt động khác rối loạn.

– Giai đoạn hấp hối: Con người cố phấn đấu cưỡng lại cái chết. Cĩ thể xuất hiện lại hiện tượng hơ hấp nhưng theo kiểu thở chu kỳ–gọi là thở cá, tim đập lại nhưng rất yếu, phản xạ được lập lại, người bệnh cĩ thể hồi tỉnh lại từ vài phút đến nửa giờ cĩ cơ may sống lại.

+ Chết lâm sàng: Phổi ngưng, tim ngưng, thần kinh trung ương hịan tồn bị ức chế, kéo dài 5–10 phút tùy thuộc vào: Tuổi trẻ, cĩ thể kéo dài hơn. Nhiệt độ mơi trường thấp sẽ kéo dài hơn. Tính chất của tử vong: Chết đột ngột kéo dài hơn. Thời gian hấp hối yếu thì chết lâm sàng dài. Chết sinh vật là mất hồn tồn khả năng hồi phục. Tim, phổi nếu được hồi phục nhưng hệ thần kinh khơng hồi phục được thì vẫn chết.

Một số bộ phận cĩ thể sống lâu, chưa bị hoại tử ngay như tim được tới 90 giờ, máu 5–6 giờ, da sau 3 ngày. Nhờ khả năng này mà người ta cĩ thể kịp sử dụng một số mơ tạng để ghép cho người cần thay thế.

3.2.2. Các nguyên nhân gây bệnh

3.2.2.1.Bệnh do rối loạn sinh học

Biểu hiện của bệnh cũng như nguyên nhân đưa tới các bệnh là rất khác nhau và tùy thuộc vào rất nhiều điều kiện sinh thái mơi trường. Trên quan điểm sinh thái người ta lại phân biệt hai nhĩm nguyên nhân:

+ Nhĩm cĩ nguyên nhân chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên (cịn gọi là bệnh phong thổ) và mơi trường xã hội (yếu tố dinh dưỡng). Loại bệnh này thường khơng do vi khuẩn

truyền bệnh và khơng lây nhiễm nhưng nhiều khi cĩ liên quan mật thiết với yếu tố di truyền ví dụ:

– Bệnh xơ gan rất phổ biến ở Châu Phi do thức ăn quyết định, quá dư thừa tinh bột, thiếu protit động vật.

– Bệnh huyết áp cao phổ biến ở tuổi già do ảnh hưởng của dinh dưỡng và lao động.

– Bệnh tiểu đường lại cĩ yếu tố di truyền khi tần suất bệnh ở bà con dịng họ cao hơn người bình thường khác. Tiểu đường cịn được biết là bệnh do một gen lặn với tần suất khoảng 20 – 25% trong dân cư.

– Bệnh viêm tá tràng thường gặp người cĩ nhĩm máu O. – Bệnh ung thư dạ dày cĩ tỷ lệ cao hơn ở nhĩm máu A. + Nhĩm bệnh khác cĩ nguyên nhân trực tiếp là sự nhiễm khuẩn trực tiếp hoặc qua trung gian. Con người khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên (phá rừng, lấp hồ ao, săn đuổi thú vật …) đã tranh chấp mơi trường sống với sinh giới và đã vơ tình hay hữu ý tiêu diệt nhiều chủng loại động vật cĩ ích, tác động xấu đến cân bằng sinh thái đồng thời tiếp xúc với nhiều sinh thể cĩ khả năng gây bệnh (sâu bọ, gặm nhấm, virus, nấm …) kể cả những vật sống ký sinh trong nhà, trong thức ăn uống, thậm chí ngay trên cơ thể (chí, rận …). chúng sinh sản, phát triển trong những điều kiện vật lý, hĩa học, sinh học nhất định. Ví dụ:

– Bệnh ghẻ cĩc – do vi khuẩn, liên quan chặt chẽ với khí hậu nĩng ẩm: 80% phân bố bệnh ở vùng đất cĩ nhiệt độ trung bình hàng năm 27oC, lượng mưa trên dưới 1500mm.

– Bệnh giun sán phổ biến ở vành đai nhiệt đới giới hạn với vĩ độ 1400 Bắc Nam. Một bệnh điển hình là bệnh sán máng (shistosomatoc) do con sán máng shistosomum gây ra phổ biến ở vùng dọc sơng vì chúng cĩ một giai đoạn ký sinh trong con ốc vặn. – Một số bệnh phụ thuộc vào phức hệ sinh thái nhất định như khí hậu khơ, mặt trời gay gắt, cát bụi. .. Bệnh mắt ở Somali (đục nhân mắt, nhiễm trùng mắt …) cũng phát triển mạnh ở vùng này gây khả năng lây lan rộng.

Một phần của tài liệu benh hoc moi truong.pdf (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)