0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Sự thích nghi của người Việt Nam

Một phần của tài liệu BENH HOC MOI TRUONG.PDF (Trang 85 -85 )

Thích nghi là một vấn đề rất quan trọng của sinh học, là đặc thù của mọi sinh vật, là khả năng sống và hoạt động trong các điều kiện biến động của mơi trường, được tạo thành qua quá trình lâu dài sinh sống và hoạt động trong lịch sử phát triển nịi giống và trong suốt quá trình phát triển cá thể.

Thích nghi của con người khơng chỉ tuân theo quy luật sinh học mà cịn theo quy luật xã hội: đạo lý, đạo đức, ý thức tư

tưởng, lao động sáng tạo, sản xuất tích lũy– Mơi trường mà con người thích nghi cĩ những đặc điểm sau:

+ Cơ giới hĩa, tự động hĩa ngày càng cao. Chiếm lĩnh khơng gian cũng như đại dương ngày càng sâu hơn, rộng hơn, tốc độ vận chuyển cao, tăng số lượng và cường độ ơ nhiễm, gia tốc và quá tải lớn, khơng trọng lượng, giảm vận động, tăng và giảm áp suất lên cơ thể... Những yếu tố mới đĩ tạo ra yêu cầu mới cho sự thích nghi với trạng thái cảm xúc căng thẳng Trong khi đĩ cơ thể chưa sẵn cĩ cơ chế để thích ứng với điều kiện khĩ khăn do bùng nổ dân số và cạn kiệt mơi trường

+ Khủng hoảng về ý thức hệ. Mâu thuẫn giữa trí tuệ và đạo lý, vật chất và tâm hồn, sinh học và xã hội, biến động về chính trị, trị liệu bằng y sinh học, tâm thần đều là nguy cơ dẫn đến stress.

+ Mâu thuẫn giữa tốc độ biến động của các yếu tố mơi trường và sự hình thành chậm chạp cơ chế thích nghi với mâu thuẫn về quan điểm và phương pháp luận trong khoa học, cơng nghệ.

Tuy cịn nhiều cách phát biểu khác nhau về thích nghi nhưng nĩi chung nhiều người tán đồng định nghĩa của Metveđép: “Thích nghi là phản ứng hệ thống cĩ chủ đích của cơ thể đảm bảo khả năng của mọi loại hoạt động sinh học và xã hội do tác động của các nhân tố mà cường độ và phạm vi đạt tới mức gây ra các biến đổi cân bằng nội mơi.”

Nhu cầu lý thuyết tối thiểu của người Việt Nam bình thường là 2300kcal/ngày.

Theo GS Từ Giấy, Hà Huy Khơi: Bình quân người VN thu nhận được: 1939 kcal. Như vậy thiếu khoảng 15% đặc biệt là protit (Khoảng 50 – 60g/ngày so với Châu Âu là 80 – 90g/ngày)

Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 50%. Trẻ sơ sinh nhẹ cân (<2500g) là 14 – 19% chủ yếu do mẹ thiếu máu, thiếu dinh dưỡng thời kỳ mang thai và cho con bú.

Cơ chế đáp ứng thích nghi trong trường hợp này là hàm lượng men tiêu hĩa khơng thấp, nhờ đĩ mà tăng được khả năng hấp thụ protit vào cơ thể. Tuy nhiên hậu quả là tăng bệnh loét bao tử, tá tràng (2,1%) và các bệnh tiêu hĩa khác (20%)

Cơ chế đáp ứng thứ hai là tốc độ chuyển hĩa protit chậm, mức đào thải nitơ và lưu huỳnh qua nước tiểu cũng chậm. Cơ chế này nhằm đảm bảo cân bằng nitơ cho cơ thể.

4.4.2. Đặc điểm thích nghi với khí hậu nĩng ẩm

Quá trình sinh và thảùi nhiệt thể hiện bằng phương trình cân bằng nhiệt: M + C + R + S – E = 0.

trong đĩ M: chuyển hĩa sinh nhiệt trong cơ thể (+) C: truyền nhiệt: thu nhiệt (+); thải nhiệt ( – ) R: bức xạ nhiệt: thu nhiệt (+); thải nhiệt ( – ) S: sự tích nhiệt

E: bay hơi thải nhiệt đi ( – ) Cơ chế đáp ứng sự thích nghi là

– Cơ thể ít mỡ; bề dày lớp mỡ dưới da mỏng (chỉ bằng 50% người Nhật)

– Mồ hơi ít muối hơn (chừng 2g/lít trong khi người Pháp là 3g/lít), làm cho mồ hơi dễ bay hơi hơn. Một lít mồ hơi bốc hơi giảm được 580kcal. Nhờ đĩ tiết kiệm sử dụng muối cho cơ thể khi thời tiết nĩng và mồ hơi nhiều

– Cơ thể nhỏ, mảnh dẻ, tỷ lệ diện tích da (S) trên trọng lượng cơ thể (P) lớn hơn người Âu (Tỷ lệ S/P = 3,35 của người Âu là 2,86; Mỹ 2,8; da rộng thải nhiệt nhanh nhiều hơn)

– Chuyển hĩa cơ sở tính bằng kcal/24h thấp hơn người Âu (khoảng 24%, 40,5 so với 41,6 kcal). Nếu tính theo m2 da thì xấp xỉ nhau vì cơ thể người Việt Nam nhỏ. Đây là đặc điểm thích nghi lâu dài.

4.4.3. Đặc điểm thích nghi với mơi trường nhiễm khuẩn và ký sinh trùng ký sinh trùng

Nĩng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cơn trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn phát triển. Bệnh nhiễm trùng ở VN rất phổ biến. Theo GS Đỗ Dương Thái: hơn 90% người VN cĩ 1 loại ký sinh trùng tiêu hĩa, 89% người cĩ 2 loại giun. Đặc điểm này thể hiện chất lượng cuộc sống của người VN cịn thấp kém, nhưng ta khơng ao ước gì ở việc bảo tồn đặc điểm này khi chúng ta đang phấn đấu cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, no đủ hơn

4.5. Thể lực của người Việt Nam

Cho đến nay người ta vẫn thường đánh giá thể lực qua chỉ số Pignet, với chiều cao (H), cân nặng (P) và vịng ngực trung bình (V). Pignet = H –(P+V)

Trong đĩ H: tính bằng cm P: tính bằng Kg V: tính bằng cm

Hiện nay ở Việt Nam người ta hầu như khơng dùng nữa vì cơng thức này khơng phản ánh được thể lực người Việt Nam.

Một số người nghiên cứu hình thái cơ thể người Việt Nam trong lứa tuổi lao động đã đề xuất một số chỉ tiêu khác nhau, trong đĩ chỉ số QVC (do GS Nguyễn Quang Quyền đề xuất) được nhiều người sử dụng thay cho Pignet.

QVC = H – (P + Vn + V.vt + V.vđ) Trong đĩ:

H: tính bằng cm P: tính bằng kg V: tính bằng cm

Trong đĩ Vn là vịng ngực trung bình, V.vt là vịng cánh tay co, V.vđ là vịng đùi.

Cơng thức này chưa được phổ biến nhiều trong nghiên cứu ở Việt Nam.

Để đánh giá sự cân đối giữa phát triển phần cơ và phần mỡ người ta đang dùng phổ biến chỉ số IBM (index of body mass).

IBM = P/ H2 trong đĩ H2 là bình phương chiều cao tính bằng mét và P là trọng lượng cơ thể tính bằng kg.

IBM< 18,5 thì cơ thể gầy ốm, IBM = 18,5 –25 là trung bình IBM > 25 là béo phì

Chỉ số này cĩ liên quan ít nhiều đến triệu chứng đái tháo đường Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hơn cả trong lao động thể lực là khả năng chuyên chở chất dinh dưỡng trước hết là 02 (cũng như thải CO2). Cảm giác mệt mỏi liên quan trước hết đến mức độ tiêu thụ 02 (cũng như đào thải CO2,NH3) mà vật làm cơng tác vận chuyển đĩ là hemoglobin. Người Âu, Mỹ cĩ 16mg/100ml máu hemoglobin đủ đảm bảo cho chuyển hĩa cơ sở là 41,4kcal. Người Việt Nam chỉ cĩ 14,6mg/100ml hemoglobin cho 40,5kcal.

Như vậy là gần ngang nhau về tỷ lệ đáp ứng, nhưng khi lao động nặng, người nào cĩ lượng hemoglobin nhiều hơn thì khả năng chuyển tải O2 và CO2 cũng cao hơn, nghĩa là cĩ hiệu quả hơn.

Trẻ sơ sinh VN cĩ 5 – 6 triệu hồng cầu với 18 – 24mgHb, khơng sai khác gì so với trẻ em Châu Âu. Nhưng lớn lên thì Hb giảm nhiều, đồng thời với tăng tế bào limpho và bạch cầu của eosin. Điều đĩ chứng tỏ hiện tượng viêm nhiễm đã bắt đầu rất sớm và suy dinh dưỡng tăng sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU

1. Bộ Y tế, Thường quy kỹ thuật y tế, NXB Y học, 1985 2. Đại học Y khoa Hà Nội, Vệ sinh dịch tễ, NXB Y học, 1998

3. Võ Hưng, Mơi trường và con người, Lưu hành nội bộ Đại học Tơn Đức Thắng, 2000

4. Mikulin (sách dịch), Sống lâu và tích cực, NXB Y học, 1995. 5. Đào Thị Oanh, Tâm lý học lao động, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2001

6. Nguyễn Đăng Thụ (Chủ biên), Bệnh học nội khoa, NXB Y học, 2004

7. L.K. Olsen (sách dịch), Sức khỏe ngày nay, NXB TPHCM, 1997

Câu hỏi chương IV

1. Nhiệm vụ của thức ăn và ý nghĩa của ăn uống hợp lý? 2. Ý nghĩa của một số chất dinh dưỡng cơ bản? Phân biệt thực

phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng?

3. Các mối quan hệ chủ yếu của con người? Ý nghĩa đặc bệt của quan hệ giữa con người và tự nhiên. Ý nghĩa đạo đức – văn hĩa của mối quan hệ này.

4. Thành phần của cơng nghệ và vai trị của con người trong các thành phần này.

5. Quy luật thích nghi chủ yếu của con người ngày nay.

CHƯƠNG V

SƠ LƯỢC VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG

HỢP LÝ

Mục tiêu: Học viên cần nắm vững các nội dung cơ bản sau:

1. Thế nào là tổ chức lao động hợp lý, cịn gọi là tổ chức lao động khoa học và ý nghĩa của nĩ.

2. Mục tiêu của tổ chức lao động hợp lý là tìm kiếm mọi biện pháp khoa học nhằm tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nguyên vật liệu, phịng tránh mệt mỏi quá sớm, đảm bảo năng suất lao động, đảm bảo an tồn, phịng tránh tai nạn và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo nhu cầu tiện nghi.

5.1 Khái niệm

Tổ chức lao động hợp lý cịn gọi là tổ chức lao động cĩ khoa học, là tìm kiếm, phổ biến, ứng dụng các phương pháp, các biện pháp, các thủ thuật làm việc cĩ hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ sức khỏe trước mắt và lâu dài, gĩp phần quan trọng nâng cao cuộc sống.

Áp dụng cho từng cá nhân, từng đơn vị sản xuất lớn nhỏ khác nhau.

Khơng những trong 8 giờ lao động sản xuất mà cả trong giờ nghỉ ngơi, hồi phục.

Tùy theo trình độ cơng nghệ mà áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm mục tiêu tiết kiệm nhất về thời gian, sức người và nguyên vật liệu.

Các hướng tập trung: 4 hướng

1. Cải tiến việc tổ chức và phục hồi nơi làm việc: Tạo mơi trường thuận lợi cho cơng việc.

Cĩ ba yêu cầu chủ yếu sau:

– Bố trí hợp lý các cơng cụ và trang bị trong một diện tích sản xuất cĩ giới hạn nhằm tiết kiệm thao tác tới mức cao nhất.

– Bảo đảm cho cơng nhân cĩ điều kiện phù hợp với tính lao động – Tạo hứng thú trong lao động.

2. Nghiên cứu phổ biến các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến

Theo kinh nghiệm cải tiến thao tác của Taylor: – Nghiên cứu động tác cơ bản.

– Bấm giờ các thao tác: lựa chọn cách làm nhanh nhất. – Loại bỏ động tác sai, thừa.

– Xác định trình tự làm việc nhanh nhất.

3. Cải tiến các hình thức phân cơng và hợp tác ổn định sự phân cơng

Để làm cho mỗi người cĩ điều kiện đi sâu vào lao động theo hướng chuyên mơn hĩa. Bảo đảm sự đồng bộ trong các khâu, dây chuyền, hợp tác tốt, dưới sự chỉ huy thống nhất.

4. Thực hiện tốt cơng tác định mức lao động

Mức định ra phải cĩ cơ sở kỹ thuật, kinh tế và tâm sinh lý: – Cơ sở kỹ thuật: sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, các phương pháp gia cơng.

– Cơ sở kinh tế: với chi phí về thời gian, tiền của ít nhất mà chất lượng cao nhất.

– Cơ sở tâm sinh lý: đảm bảo mức độ bình thường về cường độ lao động, hạn chế mệt mỏi, đảm bảo điều kiện cho phục hồi tái sản xuất.

5. Xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

Phù hợp với tính chất và điều kiện lao động nghề nghiệp.

5.2. Tiết kiệm

5.2.1. Tiết kiệm thời gian

Giờ nào việc ấy, giảm đến mức thấp nhất thời gian phụ, tăng thời gian tác nghiệp, tức là lao động thực tế. Taylor nghiên cứu thời gian lao động để phát hiện những cơng nhân thao tác giỏi, ơng theo dõi những người cùng làm một việc mà mất ít thời gian nhất. Ơng phân tích kỹ các thao tác, viết thành văn bản để hướng dẫn.

Sử dụng hợp lý thời gian lao động trong 1 ngày, trong 1 tuần.

Sơ đồ sau đây cho biết diễn biến của hiệu suất lao động trong một ngày / 8 tiếng.

Lao động trí ĩc tăng từ sáng sớm đến trưa, đạt cực đại vào giữa buổi sáng. Giảm dần từ đầu giờ chiều cho đến hết giờ.

Buổi tối năng suất cao từ 19 – 21 giờ.

Thực ra cịn tùy thời gian. Mỗi người cần theo dõi để sử dụng tốt thời gian. Hết sức tránh tùy tiện.

Chế độ làm việc 8 h/ngày là kết quả nghiên cứu khoa học vì kinh nghiệm lâu dài chứ khơng phải là tùy tiện.

W.Ken đã thống kê rất nhiều trong xí nghiệp Làm 8 h/ngày cho 316 SP/ngày

10 h/ngày cho 276 SP/ngày

Vấn đề tổ chức ca kíp: 3 ca – 4 kíp; 2 ca – 2 kíp; v.v… đều phải tính đến năng suất lâu dài.

Khơng được biến những đột xuất thành thường lệ. Tăng ca mỗi ngày khơng quá 4 giờ, mỗi năm khơng được quá 200 giờ/năm.

5.2.2. Tiết kiệm tiền của, nguyên vật liệu

– Rút ngắn tối đa quá trình vận chuyển lịng vịng. Tổ chức dây chuyền tối ưu.

– Giảm tối đa nguyên vật liệu thải bỏ, tái sử dụng. – Giảm thiểu tiêu hao năng lượng và nhiên liệu sử dụng.

5.2.3. Cải tiến cơng cụ

Giảm tối đa sức người thủ cơng

5.2.4. Cải tiến tư thế và thao tác lao động

Tư thế phải đạt mức độ bền vững tối đa. Trọng tâm của cơ thể hoặc hệ thống cơ thể và cơng cụ càng thấp càng tốt. Mặt tựa lớn làm tăng mức bền vững của cơ thể.

Tư thế phải tiết kiệm được sức người.

So sánh tiêu hao năng lượng trong các tư thế đứng, ngồi như sau:

Nằm 100% Đứng chống nạnh 110% Ngồi thoải mái 107% Đứng thoải mái 113% Ngồi xổm 113% Đứng nghiêm 132% Vận tốc thao tác thích hợp nhất

•Vận tốc tiêu hao năng lượng nhiều.

•Vận tốc quá nhanh cơ thể khơng đáp ứng kịp thời.

•Mỗi người cần tìm cho mình một vận tốc thích hợp, năng suất cao nhất và ít tiêu hao năng lượng.

Ví dụ: Tốc độ đi bộ vừa phải nhất là 4 – 4,5 km/giờ. N ghỉ

T rưaNghỉ trưa

Khối lượng mang vác thích hợp nhất : Tùy lứa tuổi, giới tính, cần quy định khối lượng mang vác thích hợp nhất để cĩ thể lao động lâu dài, giữ được sức khỏe và cĩ năng suất cao.

Quy định của Bộ Y tế với nữ: khơng quá 15 kg. Với học sinh: khơng quá 1/3 khối lượng cơ thể. Nhịp điệu lao động

Nhịp điệu khác với vận tốc. Nhịp điệu là sự lặp lại theo những khoảng cách thời gian đều nhau.

Các động tác được tự động hĩa, thành lập hình của vỏ não, quá trình thần kinh được tập trung, khơng cĩ động tác thừa → do đĩ tiết kiệm được sức lực. Khi được tự động hố thì hoạt động ý thức của vỏ não giảm đi, hoạt động của trung tâm điều khiển tự động tăng lên→ sẽ đỡ mệt mỏi.

Mỗi giới, tuổi, mỗi cá thể đều cần tìm cho mình nhịp thích ứng nhất.

Ví dụ: nhịp gập cánh tay 30 – 35 lần/phút Nhịp cơ nhai 90 – 100 lần/phút

Nhịp gõ ngĩn tay 150 lần/phút

Cĩ thể luyện tập để bắt kịp nhịp điệu của máy tự động hĩa. Bảo đảm sự phân phối tốt nhất giữa tay và mắt.

Đặc biệt trong các thao tác chính xác cần lưu ý đảm bảo ánh sáng.

5.3. Khắc phục hiện tượng mệt mỏi quá sớm

Sự mệt mỏi sinh lý cĩ những biểu hiện như sau: Nhịp tim tăng, nhịp thở tăng.

Biên độ hơ hấp giảm (lượng khí ra vào giảm). Phản ứng chậm.

Nhãn trừng thu hẹp (gĩc nhìn hẹp) Lực cơ (kéo, đẩy…) giảm v.v….

Sau thời gian nghỉ ngơi thì hồi phục được sức khỏe. Nghỉ ngơi hợp lý thì hồi phục nhanh.

Nếu mệt mỏi quá sớm thì hạn chế năng suất lao động và nguy cơ tai nạn tăng.

Theo Henri và Yotayko thì sự mệt mỏi cĩ liên quan đến yếu tố:

– Sự cố gắng của hệ thần kinh: nghịch chiều – Sự tiêu dùng hết chất dự trữ: thuận chiều – Sự tích lũy chất độc trong cơ thuận chiều

Ngồi ra cịn do yếu tố mơi trường tự nhiên và xã hội: nhiệt độ, độ ẩm, nắng.

Một sự mệt mỏi quan trọng hơn là mệt mỏi tâm lý. Mệt mỏi sinh lý sẽ được phục hồi sau nghỉ ngơi.

Mệt mỏi tâm lý khi cần thiết vẫn cĩ khả năng lao động lớn lao.

•Theo Heinde: nĩ tương ứng với cảm giác về suy nhược, sự chán nản.

•Lambiode: cho rằng đã cĩ nguyên nhân từ sự bất bình, hẫng hụt.

•Deneuve: coi đĩ là phản ứng tự vệ nhằm trốn tránh cơng việc buồn chán, là thái độ đấu tranh bị động, thiếu ý thức.

•Mệt mỏi tâm lý liên quan nhiều đến động cơ, tinh thần và

Một phần của tài liệu BENH HOC MOI TRUONG.PDF (Trang 85 -85 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×