8. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Đội ngũ;đội ngũ CBQL
1.2.4.1. Đội ngũ
Có nhiều quan niệm khác nhau về đội ngũ:
- Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: "Đội ngũ là khối đông người được tổ chức và tập hợp thành lực lượng". Như vậy, đội ngũ CBQL gồm tất cả những người có chức vụ trong các tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị – xã hội của đất nước. Đội ngũ CBQL cũng phân thành nhiều cấp: CBQL cấp trung ương, cấp địa phương (tỉnh, huyện), cấp cơ sở.
- Theo nghĩa khác đội ngũ là “Tập hợp gồm số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng”. Khái niệm đội ngũ tuy có các nghĩa khác nhau, nhưng đều có chung một điểm đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định.
Từ đó có thể hiểu: Đội ngũ là tập hợp gồm số đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần.
1.2.4.2. Đội ngũ CBQL
Đội ngũ CBQL trường học có vị trí quyết định sự thành bại của quá trình giáo dục, đào tạo. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên và đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có ý nghĩa chiến lược rất lớn. Đội ngũ cán bộ quản lý này có vai trò quyết định cho sự phát triển nền giáo dục quốc dân trong giai đoạn mới.” [7]
- Đội ngũ CBQL giáo dục là những người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức thuộc ngành giáo dục.
Bao gồm: Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, lãnh đạo vụ, văn phòng bộ, Thanh tra bộ, Lãnh đạo Sở GD &ĐT, các phòng ban chức năng Sở, các phòng GD&ĐT huyện, thành phố, Thị xã, Lãnh đạo các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN và các trường THPT, THCS, TH, MN.
- Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi luật pháp, chính sách giáo dục nói chung, các quy chế giáo dục và điều lệ trường THPT nói riêng. Thực hiện các quy định về giáo dục.
- Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sư phạm và hỗ trợ quản lý cho đội ngũ nhân lực giáo dục của nhà trường để mọi hoạt động của nhà trường thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục.
1.2.4.3. Đội ngũ CBQL nhà trường THPT
- Đội ngũ CBQL các trường THPT là tập hợp những người có vai trò quan trọng trong việc quản lý, tổ chức, điều hành và kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục ở trường THPT nhằm giúp cho các hoạt động trong nhà trường diễn ra đúng pháp luật, bảo đảm chất lượng giáo dục và đạt được những mục tiêu giáo dục.
Đội ngũ CBQL trường THPT bao gồm: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Theo quy định tại Điều 54, Luật giáo dục:
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do Giám đốc Sở GD&ĐT bổ nhiệm, công nhận.
Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học.
Theo Điều lệ trường trung học:
Trường trung học có l hiệu trưởng và từ l đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhiệm những chức vụ này là không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giáo viên đạt trình độ chuẩn quy định, đã dạy học ít nhất 5 năm ở bậc trung học hoặc bậc học cao hơn. Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục, có sức khỏe được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm.
Hoạt động quản lý trường học là sự tác động có mục đích đến tập thể người trong nhà trường. Đó là sự tác động của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
đến tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh, đồng thời tới các lực lượng, tổ chức xã hội ngoài nhà trường. Người CBQL trong nhà trường là đại diện của Nhà nước về mặt pháp lý, có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất về mặt hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về tổ chức và quản lý mọi hoạt động của nhà trường.
Như vậy người CBQL nhà trường vừa là người đại diện, người chủ chốt, vừa là hạt nhân, tác nhân, nhà thiết kế để thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu GD- ĐT.