Đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 108 - 112)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng

3.2.7.1. Mục tiêu

Để tạo động lực cho mỗi CBQL tích cực thực hiện có hiệu quả và chất lượng các nhiệm vụ được giao, đồng thời cố gắng tự bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán độ theo Chuẩn.

Ngoài những qui định chung về khen thưởng các danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh, Bằng khen của UBND Tỉnh, Bộ GD&ĐT, Thủ tướng, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân… cần phải có chế độ thưởng riêng cho từng lĩnh vực công tác để hoàn thành nhiệm vụ năm học, ví dụ như: Khen, thưởng cho CBQL có công tác tham mưu giỏi trong công tác xây dựng CSVC trường học; hoặc nhà trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia; CBQL đã có công nâng cao chất lượng nhà trường (tiến bộ vượt bậc), mặc dù trường đó không phải là trường tiên tiến hoặc xuất sắc; hoặc trường có tiêu chí (một mặt) dẫn đầu trong phong trào thi đua, CBQL có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện tốt. Có sáng kiến kinh nghiệm hay được áp dụng rộng rãi...

3.2.7.3. Cách thức thực hiện

- Tích cực đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trong ngành GD&ĐT tích cực hưởng ứng phong trào thi đua; gắn phong trào thi đua với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt chú trọng xây dựng, tuyên truyền, nêu gương “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và nhân rộng điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực để tăng cường sức lan tỏa và hiệu ứng tốt trong đời sống xã hội.

- Chủ động, kịp thời phát hiện, khen thưởng những cá nhân có thành tích, các cá nhân điển hình là người trực tiếp lao động, những tấm gương lao động, sáng tạo đem lại lợi ích vật chất, tinh thần cho xã hội; những tấm gương về nghị lực vượt khó vươn lên, những mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực công tác, đặc biệt là ở những địa phương, đơn vị ở vùng sâu, vùng xa. Xác định đây là giải pháp có ý nghĩa quyết định trong việc phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

- Cần kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, phô trương, hình thức, khen thưởng tràn lan, khen thưởng không đúng người, không đúng thành tích.

- Tổ chức tốt việc phát động phong trào thi đua từ cơ sở, trong đó đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm, đầu tàu gương mẫu của đội ngũ cán bộ, Đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các nhà trường của tỉnh. Thực hiện

có hiệu quả việc đăng ký giao ước thi đua nhằm khơi dậy sức mạnh của quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế.

- Tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở trường học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở cơ sở, để uốn nắn, khắc phục những hạn chế, yếu kém. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng các trường học, để có đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Có sự thống nhất và đồng thuận từ cấp tỉnh xuống đến các trường trong đánh giá thi đua.

- Giữa khen thưởng về vật chất và tinh thần phải đảm bảo sự cân đối, hợp lý.

- Phải thường xuyên cải tiến các hình thức thi đua khen thưởng. Nhân rộng các tấm gương điển hình. Cần phải làm tốt hơn việc phổ biến các tấm gương cá nhân và tập thể điển hình, phổ biến những tấm gương thầy cô giáo được tôn vinh ở cơ sở, trên khắp mọi miền Tổ quốc.

3.2.8. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Tổ hợp 7 giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa nêu trên, có nội dung quan hệ biện chứng, tương hỗ nhau. Do đó, khi tổ chức thực hiện cần phải tiến hành một cách đồng bộ và nhất quán thì mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất giáo dục toàn diện.

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ tương tác giữa một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá CBQL

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tự đào tạo, bồi dưỡng Đổi mới quy trình tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại,

Đổi mới công tác quy hoạch CBQL các trường THPT Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT Thực hiện tốt các chế độ,

chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THPT THPT

Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w