8. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Đánh giá chung về chất lượng cán bộ quản lý các trường
THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
2.3.4.1. Những mặt mạnh, mặt thuận lợi
Trong những năm qua ngành GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp để nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ CBQL các trường phổ thông nói chung và các trường THPT nói riêng. Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp và đầu tư trang thiết bị dạy học luôn được các cấp quan tâm. Ngành giáo dục luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, đã cụ thể hoá các Chỉ thị, Nghị quyết về giáo dục của TW, của tỉnh vào hoàn cảnh cụ thể địa phương.
Đội ngũ CBQL các nhà trường THPT được bố trí sắp xếp đủ số lượng, mỗi trường có từ 3 - 4 CBQL đảm bảo tốt cho công tác quản lý, chỉ đạo nhà trường. Nhìn chung, CBQL có lập trường quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức lối sống tốt, tận tụy với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tận tuỵ, gương mẫu, lời nói đi đôi với việc làm, luôn gần gũi hòa đồng với mọi người. Biết động viên khuyến khích mọi người tích cực hoạt động; phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục. Những thành tựu của cấp học trong những năm qua có sự đóng góp to lớn của đội ngũ CBQL các nhà trườngTHPT.
2.3.4.2. Những mặt yếu kém, khó khăn
Cơ cấu bộ môn trong đội ngũ CBQL chưa cân đối. Còn có trường, trong một giai đoạn còn bố trí 4 CBQL cùng là các môn khoa học xã hội; có trường CBQL đều là nam, làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo chuyên môn và công tác tổ chức hoạt động trong các nhà trường.
Số lượng nữ CBQL còn ít (chỉ chiếm 4/13), trong khi đó số lượng giáo viên nữ THPT chiếm trên 60%.
Số CBQL lâu năm chưa được cập nhật kiến thức về nghiệp vụ QLGD hiện đại, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu kiến thức về pháp luật, quản trị
nhân sự, tài chính, khả năng giải quyết các vấn đề, các tình huống quản lý mới nảy sinh còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
Đội ngũ CBQL các nhà trường THPT trong quá trình công tác còn bộc lộ một số yếu kém về năng lực quản lý, tính chuyên nghiệp thấp; còn hạn chế, bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và thực thi công vụ.
Ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tự nghiên cứu khoa học của một bộ phận CBQL chưa cao. Trình độ ngoại ngữ của CBQL quá thấp cho nên nhiều người không dám dự thi cao học và không có khả năng giao tiếp với các trường THPT ở nước ngoài. Phong trào tự học, tự nghiên cứu khoa học, làm đồ dùng dạy học ở các nhà trường chưa phát triển không đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Trình độ ngoại ngữ tin học của CBQL còn thấp, chưa biết khai thác hết các tính năng phần mềm của các chương trình máy tính trong quản lý trường học. Phần lớn nguyên nhân do lớn tuổi, ngại học hỏi, ngại tiếp xúc với máy tính…
Việc nắm vững các chủ trương, đường lối, định hướng phát triển GD&ĐT trong giai đoạn mới của tỉnh, của huyện còn hạn chế.
Một bộ phận CBQL còn chuyên quyền, độc đoán, chưa phát huy coi trọng quy chế dân chủ trong nhà trường, chưa tạo được sự đồng tình, ủng hộ cao của tập thể Hội đồng sự phạm nhà trường.
2.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
2.3.1. Công tác quy hoạch nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý
Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 31/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”. Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã xây dựng đề án quy hoạch đội ngũ CBQL. Vào đầu các năm học Sở đã có công văn hướng dẫn về việc kiện toàn đề án quy hoạch đội ngũ CBQL. Tuy vậy, công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT chưa được chú trọng đúng mức, chưa mang tính chiến lược lâu dài.