Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 115 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy chúng đều có tính cần thiết và khả thi cao. Điều đó cho phép dự đoán nếu được áp dụng vào thực tiễn, có thể nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Trong thời gian sắp tới chúng tôi tiếp tục tìm hiểu xây dựng, bổ sung và từng bước hoàn thiện những giải pháp nêu trên vừa phù hợp với nhu cầu chung của cả nước và đặc điểm riêng của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt kết quả sau:

a. Về lý luận.

Luận văn đã tập trung làm rõ những khái niệm về quản lý, CBQL trường THPT, đội ngũ, đội ngũ CBQL trường THPT, chất lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT, giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT. Công tác quy hoạch phát triển giáo dục, các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng, phát triển và nâng cao đội ngũ CBQL giáo dục,…Khẳng định được công tác quản lý việc nâng cao chất lương đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Thah Hóa nói chung, huyện Thạch Thành nói riêng là rất cần thiết đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp quản lý giáo dục; đổi

mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục của huyện Thạch Thành, của tỉnh Thanh Hóa, trong đó vấn đề quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL có một vai trò rất quan trọng, giúp cho việc hoạch định chiến lược phát triển giáo dục trong tương lai.

b. Về thực tiễn.

Qua thực trạng đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Thạch Thành và trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế-xã hội nói chung và định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa để từ đó rút ra những nhận định khá tin cậy về xu hướng phát triển của giáo dục THPT huyện Thạch Thành, làm cơ sở cho việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Thanh Hóa.

c. Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng, chúng tôi đề xuất 7 giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, đó là:

- Đổi mới công tác quy hoạch CBQL các trường THPT và có kế hoạch bố trí sử dụng cán bộ đã được quy hoạch.

- Đổi mới qui trình tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, công tác luân chuyển CBQL các trường THPT.

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích công tác tự đào tạo, bồi dưỡng của CBQL và cán bộ dự nguồn trường THPT.

- Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá CBQL

- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông.

- Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý - Đổi mới công tác thi đua khen thưởng.

d. Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 6 giải pháp được đánh giá rất cần thiết (90.1%) và rất khả thi (86.4%), điều này cho phép chúng tôi tin tưởng nếu áp dựng vào thực tiễn chúng có tác dụng tích cực cho việc nâng cao chất

lượng đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được giải quyết. Giả thuyết khoa học được chứng minh. Đề tài đã hoàn thành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w