8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục trung học phổ thông là một mắt xích cơ bản. Điều 26 của Luật Giáo dục 2005 ghi: “Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có độ tuổi là mười lăm tuổi.” [23]
Giáo dục phổ thông giữ vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, không chỉ thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn cho giáo dục đại học mà đào tạo con người để họ tự tin bước vào đời, đảm đương được vị trí trung tâm của mọi sự phát triển trong xã hội.
Giáo dục THPT là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông, là cầu nối giữa giáo dục phổ thông với giáo dục đại học, sau đại học và giáo dục nghề nghiệp. Số học sinh tốt nghiệp THPT sẽ bước vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học các trường đại học, cao đẳng, THCN. Là giai đoạn người học khẳng định được, định hướng được cái họ cần, mẫu hình mà họ phải vươn tới. Ngày nay với yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho CNH- HĐH đất nước, thời đại phát triển công nghệ thông tin và kinh tế tri thức, giáo dục THPT không chỉ dành riêng cho học sinh giỏi, xuất sắc theo mô hình giáo dục tinh hoa mà
ngược lại, là một nền giáo dục đại chúng nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông và giúp học sinh ở lứa tuổi trưởng thành hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
a) Mục tiêu đào tạo của trường THPT
Điều 27, Luật Giáo dục năm 2005 ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [23]
- Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, hướng nghiệp để tiếp tục học CĐ- ĐH- THCN hoặc đi vào cuộc sống lao động.” [23] Do đó THPT là nền tảng, là cơ sở vững chắc của các bậc học THCN- CĐ- ĐH góp phần to lớn để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam XHCN, thực sự là nguồn nhân lực chất lượng cao thực hiện tốt nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.
b) Nhiệm vụ của trường THPT
Trường THPT có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động giáo dục theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT, tổ chức hướng nghiệp, học nghề cho học sinh, tổ chức các hoạt động VH- TT, phổ biến kiến thức khoa học, bảo vệ môi trường, vận động nhân dân và các tổ chức cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tuyệt đối không có tệ nạn xã hội và thương mại hóa trong môi trường giáo dục, tham gia thực hiện mục tiêu giáo dục.
Theo điều 3 của Điều lệ trường trung học ban hành ngày 28/3/2011 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học như sau:
1- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông.
2- Quản lý CB-GV-NV, tham gia tuyển dụng và điều động CB-GV-NV 3- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.
4- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng. 5- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
7- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
8- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.
9- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Ví trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường THPT
1.3.2.1. Vị trí, vai trò
Điều 54 Luật giáo dục 2005 “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. Giúp việc cho Hiệu trưởng là các phó hiệu trưởng nhà trường.
Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng trường THPT có các vai trò chủ yếu là:
- Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi luật pháp, chính sách giáo dục nói chung, các quy chế giáo dục và điều lệ trường THPT nói riêng trong trường THPT. Để đảm đương vai trò này, đội ngũ CBQL trường THPT cần có phẩm chất và năng lực về pháp luật (hiểu biết và vận dụng đúng đắn luật pháp, chính sách, quy chế giáo dục và điều lệ trường học vào quản lý các mặt hoạt động của trường THPT).
- Hạt nhân tạo động lực cho bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực trường THPT thực hiện các hoạt động giáo dục có hiệu quả hơn. Để đảm đương được
vai trò này CBQL trường THPT cần có phẩm chất và năng lực về tổ chức và điều hành đội ngũ CBQL cấp dưới, giáo viên, nhân viên và học sinh, năng lực chuyên môn, am hiểu và vận dụng thành thạo các tri thức về tổ chức nhân sự, giáo dục học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học …
- Chủ trì huy động và quản lý tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị trường học. Để đảm đương được vai trò này CBQL trường THPT cần có phẩm chất và năng lực về quản lý kinh tế và năng lực kỹ thuật, hiểu biết về quản lý tài chính và quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ …
- Tác nhân thiết lập và phát huy tác dụng của môi trường giáo dục, đó là mối quan hệ giữa các trường THPT với gia đình và xã hội (thực hiện hiệu quả chính sách xã hội hoá giáo dục). Để đảm đương được vai trò này CBQL trường THPT cần phải có phẩm chất và năng lực ứng xử, giao tiếp trong công tác đối ngoại để vận động cộng đồng xã hội tham gia xây dựng và quản lý trường THPT.
- Nhân tố thiết lập, vận hành hệ thống thông tin và truyền thông giáo dục trong trường THPT. Để đảm đương được vai trò này, CBQL trường THPT phải có phẩm chất và năng lực về kỹ thuật quản lý và khai thác mạng Internet để phục vụ cho mọi hoạt động của trường THPT.
1.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ CBQL trường THPT được quy định cụ thể trong Luật giáo dục và Điều lệ trường THPT.
a) Về chức năng quản lý của CBQL trường phổ thông:
Thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý trường THPT theo một chu trình quản lý, đó là:
- Chức năng xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động của trường THPT.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch trong quản lý giáo dục. - Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Điều 19 điều lệ trường phổ thông ban hành ngày 28/3/2011 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng như sau:
b.1) Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên, thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên và học sinh theo quy định của nhà nước, quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên.
- Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh, xét duyệt kết quả đánh giá xếp loại học sinh.
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của trường.
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, triển khai chỉ đạo và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên về thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ được quy định đối với người Hiệu trưởng.
b.2) Phó hiệu trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công.
- Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.
- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động nhà trường khi được uỷ quyền.
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định theo qui định của pháp luật.
- Trong trường THPT các thành viên Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, thiết bị, văn phòng, tài vụ được tổ chức thành
các tổ theo môn học hoặc nhóm môn học. Mỗi tổ chuyên môn có Tổ trưởng và một đến hai tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học.
- Cán bộ quản lý trường học là người đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên ra các quyết định quản lý, tác động điều khiển các thành tố trong hệ thống nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đề ra.
- Để đáp ứng được vị trí, vai trò và thực hiện tốt nhiệm vụ thì CBQL vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà quản lý có đủ những phẩm chất, năng lực cần thiết để hoàn thành sứ mạng, mục tiêu và các giá trị nhà trường.
1.3.3. Yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT
a) Số lượng: Đủ số lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với từng hạng trường THPT (trường hạng 1, hạng 2, hạng 3 và trường chuyên biệt).
Trường hạng 1 có 1 hiệu trưởng và không quá 3 phó hiệu trưởng Trường hạng 2 có 1 hiệu trưởng và không quá 2 phó hiệu trưởng Trường hạng 3 có 1 hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng
Trường chuyên biệt có 1 hiệu trưởng và không quá 3 phó hiệu trưởng. b) Cơ cấu: Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý được xem xét ở nhiều mặt. Ngoài yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần quan tâm các yếu tố sau:
- Độ tuổi và thâm niên công tác: hài hòa về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy được sức trẻ và vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác. Cụ thể: bổ nhiệm lần đầu với chức danh Hiệu trưởng ít nhất trọn một nhiệm kỳ, Phó Hiệu trưởng nam giới không quá 50 tuổi, nữ giới không quá 45 tuổi. Phải có thâm niên nghề nghiệp tối thiểu đó là đã trực tiếp giảng dạy ít nhất 5 năm.
- Giới tính: cân đối giữa nam và nữ, chú ý bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ nữ trong quản lý để phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục có nhiều nữ, tỷ lệ cán bộ nữ phải đạt trên 30 %.
- Chuyên môn được đào tạo: có cơ cấu hợp lý về chuyên môn được đào tạo (tự nhiên, xã hội); đồng thời đảm bảo chuẩn hóa và trên chuẩn về chuyên môn được đào tạo. Cụ thể là phải có trình độ Đại học sư phạm trở lên.
1.3.4. Yêu cầu về chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT
1.3.4.1. Những yêu cầu chung về chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT
“Chất lượng của đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượng của từng cán bộ. Mỗi một cán bộ mạnh, có đủ đức, đủ tài sẽ tạo nên chất lượng và sức mạnh tổng hợp của toàn đội ngũ.” [6]
- Đội ngũ CBQL các trường THPT muốn thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của trường THPT và nhiệm vụ quyền hạn của mình thì phải có được hai mặt phẩm chất và năng lực. Hai mặt này luôn luôn được thể hiện một cách song hành, không tách rời nhau phải “vừa hồng, vừa chuyên” như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định để cùng thực hiện mục tiêu quản lý.
- Ngày 22/10/2009 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 29/2009/TT- BGDĐT về việc Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, với 3 tiêu chuẩn (có tất cả 23 tiêu chí), trong đó đề cập đến những yêu cầu cụ thể về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý.
1.3.4.2. Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức
- Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối, chủ trương, chính sách về GD&ĐT.
- Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ.
- Có tính nguyên tắc, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, khiêm tốn. - Gương mẫu về đạo đức, chí công, vô tư, lời nói đi đôi với việc làm, có uy tín với tập thể, với nhà trường;
- Làm việc tập trung dân chủ, quan tâm, chăm lo và tôn trọng đồng nghiệp.
- Có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực. - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
1.3.4.3. Những yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
- Trình độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn trở lên.
- Có sự hiểu biết nhất định về các bộ môn học khác trong nhà trường. - Có trình độ về lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước. - Có trình độ về khoa học quản lý giáo dục, tin học, ngoại ngữ.
- Có năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường.
- Có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn và chăm lo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
- Có khả năng phát hiện các vấn đề xảy ra trong nhà trường, đưa ra quyết định đúng đắn kịp thời và phù hợp.
- Biết phối hợp và kết hợp tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
1.3.4.3. Yêu cầu về năng lực quản lý nhà trường
- Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương; nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục; phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường.
- Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường; công khai mục tiêu chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục… tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường.