8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Đổi mới quy trình tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm và bổ
3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp
- Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng với cương vị mới.
- Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên đối với nhà trường.
- Phải khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.
Bổ nhiệm CBQL nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng là cơ hội để cán bộ, giáo viên thăng tiến hợp lý, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và sự phát triển của cán bộ, giáo viên. Khi bổ nhiệm CBQL cần phải căn cứ vào các cơ sở sau: Phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường và phải căn cứ vào việc đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn CBQL.
Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường THPT là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có tài, đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách của công việc đặt ra trong xu thế phát triển và hội nhập ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi người quản lý có trình độ chuyên môn, vững vàng và biết cơ bản ngoại ngữ và tin học giỏi.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
*) Tuyển chọn CBQL phải căn cứ vào:
Công tác tuyển chọn cán bộ quản lý trường THPT là khâu quan trọng để phát hiện người có tài, đức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của công việc quản lý nhà trường. Tuyển chọn CBQL trường THPT cần phải dựa trên danh sách những người đã được quy hoạch, đã được trãi nghiệm, thử thách qua thực tế công tác, đồng thời đảm bảo theo cách thức thực hiện như sau:
Tuyển chọn CBQL trường THPT phải đúng theo tiêu chuẩn cán bộ quy định trong Nghị quyết TW 3 (Khoá VIII), Luật cán bộ công chức, Luật giáo dục và tiêu chuẩn của cán bộ quản lý trường THPT, các văn bản do cấp có thẩm quyền ban hành và quá trình đào tạo, học tập, những thành tích đạt được của cán bộ. Tùy theo tình hình cụ thể ở các trường mà ưu tiên cho các tiêu chuẩn thích hợp (như cơ cấu độ tuổi, tỉ lệ cán bộ nữ, cơ cấu bộ môn…). Chú ý đến khả năng, triển vọng phát triển, năng lực kỹ năng quản lý.
Tuyển chọn CBQL trường THPT phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai hóa các tiêu chuẩn tuyển chọn, làm cho mọi người đều được bình đẳng, phấn đấu để được lựa chọn vào vị trí CBQL.
Khi tuyển chọn cán bộ cần chú ý: Cán bộ phải có trình độ, kiến thức đáp ứng được với yêu cầu đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng GD, được
huấn luyện, rèn luyện các kỹ năng quản lý, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt.
*) Sử dụng CBQL cần phải căn cứ vào:
Tập trung phân cấp trong quản lý GD&ĐT ở cơ sở, mạnh dạn thay đổi cách chỉ đạo, điều hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường sao cho phù hợp với công việc của mỗi người từ hiệu trưởng đến phó hiệu trưởng đế nhà trường đạt chất lượng giáo dục cao nhất. Qua đó làm cho mỗi CBQL tích cực, chủ động hơn trong công tác và luôn cố gắng hết khả năng của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiệu trưởng nhà trường cần có kế hoạch chiến lược, năm, tháng, tuần một cách khoa học, cụ thể rõ ràng để khai thác hết tiềm năng của từng cán bộ, thực hiện việc giao khoán công việc, đề tài cho cán bộ, yêu cầu cán bộ tổng kết, báo cáo kinh nghiệm trước lãnh đạo và tập thể, trước Hội đồng chuyên môn, Hội đồng khoa học nhà trường. Song, cần thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình qua các cuộc họp liên tịch và hội đồng sư phạm nhằm rút kinh nghiệm cho thời gian sắp tới của từng loại công việc trong nhà trường.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ: về tư tưởng chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức lối sống…Kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu khi cán bộ có dấu hiệu sai phạm. Làm tốt công tác bảo vệ cán bộ và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ.
Sử dụng cán bộ là cả một nghệ thuật của người đứng đầu và của các cấp quản lý trực tiếp cán bộ. Sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, đảm bảo khối đoàn kết của trường, phải gắn với quản lý cán bộ, kiểm tra giám sát để đánh giá đúng cán bộ, gắn với bồi dưỡng cán bộ. Kiên quyết khắc phục tư tưởng quan liêu, gia trưởng, ích kỉ, định kiến.
*) Bổ nhiệm hay bổ nhiệm lại CBQL trường THPT phải căn cứ vào các cơ sở sau:
- Phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của tổ chức và nhu cầu công việc cần phải bổ nhiệm.
- Phải căn cứ vào thực tế phong trào của nhà trường.
- Do yêu cầu, tùy từng hoàn cảnh cụ thể có thể bổ nhiệm tuần tự hoặc bổ nhiệm nhảy vọt, đột biến.
Bổ nhiệm CBQL trường THPT phải được dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, tiêu chuẩn quản lý và nhu cầu thực tế của cơ sở cùng thực trạng đặc điểm tình hình quản lý của cơ sở cần tuyển chọn, nhân thân và quan hệ của người được tuyển chọn. Dựa trên đặc điểm tình hình thực tế về kinh tế xã hội, vùng miền, tuyển dụng CBQL cho phù hợp;
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
*) Chỉ đạo thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL
Gồm các bước:
- Cơ sở giáo dục lập văn bản trình lãnh đạo Sở GD&ĐT về số lượng và dự kiến phân công nhiệm vụ đối với cán bộ dự kiến bổ nhiệm;
- Lấy ý kiến của cấp uỷ cơ sở nơi cư trú và cấp uỷ cơ sở nơi công tác của cán bộ dự kiến bổ nhiệm; của cán bộ dự kiến bổ nhiệm;
- Lấy ý kiến thăm dò bằng hình thức bỏ phiếu kín tín nhiệm của Hội đồng giáo dục, Ban lãnh đạo mở rộng, cấp ủy nơi đương sự dự kiến bổ nhiệm.
- Nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm trong quá trình công tác của lãnh đạo nhà trường, của cấp ủy Đảng đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm.
- Căn cứ vào qui trình bổ nhiệm CBQL, ban cán sự Đảng Sở GD&ĐT sẽ xét duyệt và bổ nhiệm theo phân cấp, đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng, trước khi bổ nhiệm phải tiến hành lấy ý kiến thỏa thuận của Huyện ủy nơi trường đóng.
- Tập hợp các biên bản đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn CBQL của các đơn vị có thẩm quyền;
- Căn cứ vào qui trình bổ nhiệm CBQL; Đảng uỷ, lãnh đạo Sở GD&ĐT xem xét ra quyết định đối với Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng trường THPT.
- Trong công tác bổ nhiệm CBQL cần tránh các yếu tố tâm lý tác động như: chủ quan, phiến diện, quan hệ, áp lực của cấp trên, bè phái; không coi
trọng phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý; không có kinh nghiệm quản lý giáo dục và đặc biệt là cán bộ không đủ tiêu chuẩn.
- Bác Hồ đã từng chỉ ra những thiếu sót cần tránh về tâm lý khi lựa chọn cán bộ:
+ Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bạn bè,…cho họ là tin tưởng, chắc ăn hơn người khác.
+Ham dùng những kẻ nịnh hót mình, tránh những người chính trực. +Ham dùng những người tính tình phù hợp với mình mà tránh những người không hợp với mình.
*) Thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý.
Trong nhà trường, nếu lãnh đạo nhà trường cứ giữ mãi không thay đổi mặc dù năng lực quản lý yếu thì sẽ gây hại lớn và kìm hãm sự phát triển của nhà trường, đồng thời sẽ không kích thích được tính tích cực, năng động của CBQL. Chính vì vậy, cần thực hiện chế độ bổ nhiệm có kỳ hạn và chú ý luân chuyển cán bộ một cách hợp lý.
Đối với CBQL trường THPT cần được tiến hành bổ nhiệm có kỳ hạn, mỗi kỳ hạn là 5 năm. Hết thời hạn bổ nhiệm cần phải xem xét để bổ nhiệm lại. Việc xem xét bổ nhiệm lại cần được khách quan, vô tư và căn cứ vào kết quả lãnh đạo đơn vị của công chức lãnh đạo.
Nếu CBQL trường THPT hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhà trường đạt nhiều thành tích thì có thể xem xét bổ nhiệm lại một nhiệm kỳ nữa. Ngược lại CBQL có biểu hiện yếu kém, có nhiều dư luận không tốt về họ và không được quần chúng tín nhiệm thì cần phải tiến hành đầy đủ qui trình bổ nhiệm lại. Nếu kết quả của qui trình bổ nhiệm tốt thì sẽ bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm. Nếu kết quả của qui trình bổ nhiệm không tốt thì có thể miễn nhiệm công chức lãnh đạo trên.
Trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ, người nào vì lý do sức khoẻ và hoàn cảnh cá nhân được từ chức, miễn chức, người nào không hoàn thành
nhiệm vụ, có sai phạm, uy tín giảm sút, thì tùy theo mức độ mà bị miễn chức hoặc cách chức kịp thời.
Cần phải thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, nghị quyết hội nghị lần thứ ba của BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ: “Trường Trung học có l hiệu trưởng và 2 đến 3 hiệu phó theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhận chức không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường Trung học.”
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành GD&ĐT, việc luân chuyển cán bộ phải cân nhắc kỹ lưỡng và phải thận trọng khoa học, khách quan đáp ứng đúng tình hình thực tế trên phạm vi từng huyện, thị xã và toàn tỉnh nhằm tăng cường công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL phải hết sức khách quan, người được bổ nhiệm phải có năng lực chuyên môn giỏi và được tập thể hội đồng sư phạm nhà trường tín nhiệm cao.
- Kiên quyết không bổ nhiệm lại CBQL thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác, không được hội đồng sư phạm tín nhiệm lại.
- Hàng năm khi kết thúc năm học, căn cứ vào thời hạn công tác, nguyện vọng của CBQL và thực tế trình độ năng lực của từng đối tượng thuộc diện luân chuyển, phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành, của mỗi địa phương, lãnh đạo Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch và ban hành quyết định luân chuyển cán bộ.
3.2.3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích công tác tự đào tạo, bồi dưỡng của CBQL và cán bộ dự nguồn trường THPT