Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 92 - 98)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành trung ương khóa VII nhấn mạnh: “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ, đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt, khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo”.

Chất lượng CBQL được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL điều quan trọng là phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và cán bộ kế cận.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi CBQL tiếp nhận được những tri thức và kinh nghiệm, nhận thức được những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, biết vận dụng trong thực tiễn, biết nhận thức rõ chân lý, biết được cái hay, cái dở của mình để phấn đấu vươn lên trong công tác quản lý.

Đào tạo bồi dưỡng CBQL là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong công tác quản lý, hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, tâm lý và năng lực hành động cho mỗi CBQL. Đào tạo bồi dưỡng CBQL là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt của mỗi CBQL. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

*) Đảm bảo các yêu cầu về công tác đào tạo, bồi dưỡng

Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế đã diễn ra khá nhanh và đạt được những thành quả nhất định, do đó đối với GD&ĐT đòi hỏi phải thay đổi đồng bộ cơ cấu QLGD sao cho hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và CBQL các trường THPT nói riêng không thể chỉ chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, quản lý mà cả kiến thức chính trị, kinh tế, ngoại ngữ, tin học và kiến thức về hội nhập, toàn cầu hoá, sát đúng với đường lối, chính sách phát triển KT-CT và phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước. Yêu cầu này được đặt ra như một vấn đề then chốt, đó cũng chính là đòi hỏi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế rộng rãi, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy được nội lực, giữ gìn được môi trường văn hóa dân tộc và những giá trị truyền thống cao đẹp, Phải đào tạo toàn diện, coi trọng tính hiệu quả. Các cơ quan quản lý giáo dục cần làm cho đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường

THPT nói riêng ý thức đầy đủ rằng không đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ của người CBQL trường THPT trước những yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT.

*) Xác định đúng đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng:

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng gồm hai nhóm: CBQL đương chức và CBQL trong quy hoạch.

- Đối với cán bộ quản lý đương chức:

+ Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, tại chức, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ: Đào tạo chuyên môn trên đại học, hoặc về chuyên ngành “Quản lý giáo dục” ở các trường Đại học sư phạm, Đại học quốc gia, Học viện quản lý giáo dục; đào tạo lý luận chính trị (Trung cấp, Cao cấp) tại các Phân viện, Học viện chính trị quốc gia, Trường Chính trị tỉnh.; đào tạo ngoại ngữ, tin học.

+ Có những quy định bắt buộc CBQL phải tham gia các khoá bồi dưỡng cập nhật kiến thức, tăng cường kỹ năng đối với CBQL. Có những chính sách khích lệ, động viên CBQL tự học, tự nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Đối với cán bộ quản lý trong quy hoạch

Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối với công tác quy hoạch cán bộ thể hiện ở 2 giai đoạn: Trước quy hoạch và sau quy hoạch.

+ Giai đoạn trước quy hoạch: Đào tạo cán bộ để tạo nguồn đưa vào quy hoạch càng phong phú và có chất lượng. Không có nguồn cán bộ đã được đào tạo sẽ gây khó khăn cho công tác quy hoạch: Thiếu điều kiện, tiêu chuẩn, làm một cách hình thức và kém chất lượng.

+ Giai đoạn sau quy hoạch: Giai đoạn đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quyết định kết quả thực hiện quy hoạch. Thực hiện xong quy hoạch mới là bước khởi đầu, sau đó là một quá trình phải đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện đối với cán bộ trong quy hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã được xây dựng.

*) Xác định đúng các nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục nằm trong nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước đã được quy định trong Quyết định 874/TT ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ gồm 6 nội dung cơ bản sau:

1. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước;

2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính nhà nước;

3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN;

4. Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp;

5. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ;

6. Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học.

Căn cứ vào những nội dung cơ bản đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 3481/GD&ĐT ngày 01/11/1997 ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước của ngành GD&ĐT. Chương trình gồm 4 phần:

1. Phần Đường lối chính sách: Cung cấp và trang bị cho học viên những quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước về phát triển KT-XH và giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2. Phần Quản lý hành chính nhà nước: trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và Quản lý hành chính nhà nước.

3. Phần Quản lý GD&ĐT: trong phần này cung cấp cả phương pháp luận cũng như một số kỹ năng về quản lý GD&ĐT.

4. Phần kiến thức chuyên biệt: Phần này đi sâu vào một số phương pháp luận, kỹ năng có tính chất chuyên biệt đối với các đối tượng cụ thể.

Các chương trình được xây dựng theo hình thức chuyên đề có tính độc lập.

Đối với đội ngũ CBQL trường THPT cần phải phối hợp nhiều phương thức đào tạo, bồi dưỡng:

Đào tạo chính qui: đây là phương thức đào tạo tập trung, cơ bản, có hệ thống. Cử cán bộ kế cận có triển vọng phát triển đi học lớp thạc sĩ quản lý, cử nhân, cao cấo lý luận chính trị.

- Các phương thức đào tạo khác: Phương thức này phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau như đào tạo tại chức, chuyên tu, hàm thụ.

*) Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục theo các phương thức:

- Cử cán bộ đi học theo chỉ tiêu của trường CBQL GD & ĐT II. - Mở lớp tại chức để bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD.

- Bồi dưỡng trong hè trước khai giảng cho đội ngũ CBQL. - Bồi dưỡng theo chuyên đề cho đội ngũ CBQL trường THPT.

- Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu. Định kỳ kiểm tra kiến thức và nghiệp vụ đối với CBQL.

- Tổ chức giao lưu giữa các trường để hiểu, học tập kinh nghiệm quản lý theo các chủ đề nhất định.

- Bồi dưỡng CBQL theo phương thức đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ. - Công tác bồi dưỡng được tiến hành bằng nhiều cách như: Tự học, hoạt động trong thực tiễn giáo dục, tham gia các buổi hội thảo, theo học các khoá bồi dưỡng ngắn hạn…Trong đó, tự học, tự nghiên cứu là cách bồi dưỡng cơ bản nhất, thiết thực nhất và hiệu quả nhất. Tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng là việc thông qua các hoạt động thực tiễn về quản lý nhà trường, người CBQL tự rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế. Sở GD&ĐT Thanh Hóa cần tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi để người CBQL được rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức và thử sức mình như tổ chức câu lạc bộ Hiệu trưởng, các đợt tham quan, học tập giữa các trường trong tỉnh và ngoài tỉnh, các Sở GD&ĐT tiên tiến xuất sắc trong và nước ngoài.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Lựa chọn nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng… lấy tiêu chuẩn CBQL làm căn cứ.

- Có giải pháp thiết thực để phối hợp liên hệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhằm quản lý cán bộ và đo lường, nắm bắt được hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

- Bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL và cán bộ dự nguồn trường THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa theo một lộ trình xác định, có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bồi dưỡng thiết thực, theo từng chuyên đề cụ thể nhằm giúp CBQL đương nhiệm và cán bộ dự nguồn nắm được việc quản lý nhà trường bằng công nghệ tiên tiến dưới các hình thức ngắn ngày, tổ chức semina, hội thảo, cũng như bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính, thanh tra giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, lập kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục, …

- Kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng của CBQL và cán bộ dự nguồn theo phương thức cung cấp nội dung, yêu cầu, tài liệu để tự nghiên cứu, định kỳ tổ chức kiểm tra và đánh giá, hàng năm tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tự đào tạo, tự bồi dưỡng của mỗi CBQL và cán bộ dự nguồn.

- Phối kết hợp tố với các phòng, ban chức năng của Sở GD&ĐT, các cơ quan khác để xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng sát thực tiễn, trang bị những kỹ năng cụ thể cần thiết, nhất là những chuyên đề bộ môn xác thực với việc giúp các tổ chuyên môn sinh hoạt có chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

- Đảm bảo chế độ học tập cho CBQL trường THPT để nâng cao trình độ quản lý nhà trường và trình độ lý luận chính tri, tin học, ngoại ngữ…, có chính sách hỗ trợ kinh phí học tập đáp ứng với giai đoạn hiện nay. Nhà nước phải xem xét việc xếp lại ngạch bậc lương phù hợp và các phụ cấp khác sau khi CBQL và GV hoàn thành xong khóa học trên chuẩn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w