Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 102 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ

nguyên tắc:

- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động - nhân cách;

- Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa đánh giá và phát triển; - Nguyên tắc đảm bảo tính xã hội, lịch sử;

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy và độ ứng nghiệm của phương pháp đánh giá;

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá;

- Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn người CBQL trường THPT.

Chỉ đạo thực hiện việc phối hợp các phương pháp đánh giá: Phương pháp quan sát, ghi chép; phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; phương pháp chuyên gia; phương pháp thực nghiệm; phương pháp trắc nghiệm (test); phương pháp tự đánh giá; phương pháp kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường;…trong đó chú trọng hiệu quả hoạt động thực tiễn của CBQL để đánh giá.

3.2.4.4. Các điều kiện cần đảm bảo để thực hiện giải pháp

- Được cấp trên kiểm tra thường xuyên, - Có sự giám sát chặt chẽ của nhân dân,

- Các tiêu chuẩn, tiêu chí, thang đo phải cụ thể, xác thực và được sự đồng thuận của các đối tượng có liên quan.

3.2.5. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THPT trường THPT

3.2.5.1 Mục tiêu

Chế độ, chính sách đối với cán bộ nói chung, CBQL trường THPT nói riêng là một nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ. Một chế độ, chính sách khoa học, hợp lý có tác dụng mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi

người và toàn đội ngũ. Động lực ấy được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích vật chất và tinh thần, phù hợp với bản chất nhân văn của chế độ và điều kiện phát triển chung của xã hội, đem lại sự công bằng và bình đẳng hơn; thể hiện rõ sự quan tâm, trân trọng của Đảng, Nhà nước, xã hội… đối với cán bộ.

Như vậy, việc thực hiện tốt các chính sách ưu tiên, ưu đãi, chính sách đầu tư, chính sách tiền lương cho ngành giáo dục nói chung và cho CBQL các trường THPT nói riêng là động lực phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Ngoài việc thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CBQL ở các trường THPT. Chúng tôi thấy cần phải ban hành chính sách, đãi ngộ của địa phương như :

- Hỗ trợ kinh phí cho CBQL đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Ưu tiên xem xét đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhằm động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên kịp thời tạo động lực cho họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác,

- Tổ chức tốt đời sống tinh thần cho CBQL ở các trường THPT, đối với những CBQL giỏi có thành tích xuất sắc được cử đi thăm quan, du lịch, học tập ở các trường bạn trong nước và nước ngoài,

- Phối hợp với Công đoàn ngành GD tỉnh, xây nhà tình thương cho đội ngũ CBQL có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Ngoài việc phụ cấp chức vụ, CBQL phải được hưởng phụ cấp ưu đãi như giáo viên trực tiếp giảng dạy, đồng thời cần phải ban hành các chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với từng công việc cụ thể cho đội ngũ CBQL.

- Cần phải coi quản lý là một nghề và là một nghề đặc biệt. Vì vậy, ở mỗi địa phương nên có chính sách để thu hút nhân tài, các cán bộ giỏi làm nghề quản lý để phát huy tài năng của họ.

- Đảm bảo chế độ chính sách để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, phải có kinh phí thường xuyên để bồi dưỡng nâng cao trình độ. cần phải có

chính sách của tỉnh để khuyến khích cán bộ đi công tác tại các xã miền núi và các xã vùng sâu, vùng xa ở trong tỉnh, thực hiện chế độ công tác có thời hạn tại các nơi này: đối với nam là 5 năm, nữ là 3 năm, sau đó cho chuyển về địa phương. Đồng thời có chế độ trợ cấp đối với cán bộ, giáo viên tại các xã này.

- Sở GD & ĐT cần tham mưu với UBND tỉnh có chính sách khuyến khích đãi ngộ CBQL công tác tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc…đặc biệt quan tâm đối với CBQL nữ, trẻ có năng lực, chịu khó học tập để nâng cao trình độ.

- Có chế độ chính sách về chi phí tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước để CBQL có điều kiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tầm nhìn, hiểu biết rộng hơn.

- Chế độ, chính sách đúng, hợp lý sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển, khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, phấn khởi, cố gắng, yên tâm với công việc. Vì vậy, trong việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện và đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ “Chúng ta phải quán triệt quan điểm gắn nghĩa vụ với quyền lợi, lý tưởng với lợi ích, kết hợp việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đòi hỏi sự gương mẫu hy sinh với việc thực hiện chính sách đãi ngộ thoả đáng, công bằng, coi đây là động lực, là quy luật trong công tác cán bộ hiện nay” [35].

- Trong quá trình thực hiện xây dựng, hoàn thiện đổi mới chế độ, chính sách, cần tiến hành đồng bộ tất cả các khâu từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đến lựa chọn, bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ với những giải pháp cụ thể sau:

+ Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên ưu tú thành CBQL giỏi.

Bổ sung thêm nguồn đầu tư ngân sách nhà nước về kinh phí của các tổ chức Đảng, đoàn thể và các lực lượng xã hội khác tham gia vào quản lý nhà trường. Có chính sách “khuyến học” cho CBQL nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý. Cử cán bộ quy hoạch nguồn, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đi đào tạo ở nước ngoài để tiếp thu những kiến thức khoa học tiên tiến, giúp người CBQL mở mang trí tuệ, cập nhật thông tin. Gắn

đào tạo với sử dụng, với tiêu chuẩn hóa, khuyến khích tự học tập, tự đào tạo, có sáng kiến mang lại hiệu quả thiết thực.

+ Đảm bảo chế độ chính sách và lợi ích vật chất , tinh thần cho CBQL

- Thực hiện tốt chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành của nhà nước. Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý có thẩm quyền tiếp tục cải tiến, đổi mới chính sách tiền lương theo hướng khắc phục những bất cập hiện có. Kiên quyết xóa bỏ mọi khoản bao cấp ngoài lương như nhà cửa, xe cộ, phân phối điện, nước sinh hoạt. . , hoặc bao cấp với đối tượng này, không bao cấp với đối tượng khác, tạo nên sự phân hoá và mặc cảm trong nội bộ CBQL.

- Vừa thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp theo lương, vừa tiếp tục nghiên cứu, đề xuất kịp thời những bất hợp lý của chế độ tiền lương giúp các cấp có thẩm quyền kịp thời có biện pháp điều chỉnh hệ số thang, bậc lương, nới rộng khoảng cách thang, bậc lương; gắn thang, bậc lương với trình độ chuyên môn được đào tạo và phù hợp với mức sống chung của xã hội, nhất là tạo được sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ của các loại cán bộ.

Việc thực hiện, xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chế độ tiền lương phải nhằm mục đích xây dựng được một chế độ tiền lương thực sự là thước đo giá trị-sức lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, là nguồn thu nhập chủ yếu, thực sự trở thành đòn bẩy khuyến khích người CBQL trường THPT làm việc với sự nhiệt tình và sức sáng tạo cao.

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện chế độ tiền lương, cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất nhằm xây dựng, hoàn thiện, mở rộng việc cải cách hệ thống chính sách khuyến khích, kích thích với các đối tượng và các lĩnh vực hoạt động khác nhau của đội ngũ CBQL trường THPT.

- Cần phải có chính sách của tỉnh, huyện để khuyến khích, thu hút đối với những CBQL giỏi đến công tác tại các cơ sở giáo dục ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, hoặc những trường có những vấn đề phức tạp, cần đến sự tập trung trí lực của đội ngũ CBQL giỏi

- Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng theo hướng kết hợp hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần, kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ quản lý giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm đối với những cán bộ quản lý vi phạm khuyết điểm, sai lầm.

Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THPT là nhằm vào tất cả các khâu: lựa chọn, quản lý, sử dụng và đãi ngộ. Vừa động viên, thúc đẩy, kích thích, vừa có yếu tố ngăn chặn, răn đe, vừa gắn quyền lợi và trách nhiệm của CBQL với công việc, vừa thể hiện mục đích chính trị và ý nghĩa nhân đạo cao cả của chế độ xã hội ta. Việc thực hiện xây dựng, hoàn thiện, đổi mới chế độ, chính sách là một công cụ tác động và điều tiết mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT.

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Nhà nước sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính cho các trường học theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ để phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường.

Đội ngũ CBQL được đãi ngộ thỏa đáng sẽ tạo điều kiện tốt để họ an tâm công tác, góp phần phát triển đội ngũ CBQL ngày càng vững mạnh.

3.2.6. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý

3.2.6.1. Mục tiêu

Toàn bộ việc quản lý thông tin như trao đổi văn bản, giao việc, nhắc việc, báo cáo công việc, lịch làm việc, bản tin, thông báo nội bộ, đăng ký lịch tuần, vật tư công cụ… đều diễn ra trên một cổng duy nhất và ứng với thành viên trong nhà trường sẽ có một tài khoản duy nhất để đăng nhập hệ thống.

Xây dựng kho công văn điện tử tập trung, khắc phục tình trạng tản mạn, thất lạc, sai lệch thông tin. Cung cấp thông tin về các nghiệp vụ hằng ngày cho lãnh đạo, cán bộ phụ trách, cán bộ chuyên môn nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.

Giúp quản lý, phân phối và xử lý văn bản, công việc, theo dõi luồng xử lý của văn bản trên toàn trình.

Toàn bộ việc đăng ký nhu cầu, duyệt nhu cầu của các đơn vị được thực hiện nhanh chóng và chính xác chỉ bằng vài click chuột đơn giản.

Việc cập nhật, tra cứu danh bạ nội bộ trên hệ thống thông qua tìm kiếm thay thế cho việc tra cứu quyển danh bạ truyền thống giúp tiết kiệm thời gian của nhân viên và độ chính xác, cập nhật cao.

Tiến tới xây dựng văn phòng không giấy tờ làm tăng hiệu quả công tác trao đổi, điều hành đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí đáng kể cho việc tìm kiếm và lưu trữ văn bản.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

Hiện nay CNTT đi vào cuộc sống xã hội một cách tự nhiên và với tốc độ vũ bão. Việc thích ứng, hòa nhập với xã hội CNTT là một tất yếu trong công tác quản lý nói chung, công tác QLGD nói riêng

Bằng cách trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý CNTT trong nhà trường cho CBQL; Nhà nước có chính sách đầu tư trang bị hệ thống CNTT; Ngành GD&ĐT thực hiện triển khai đến các cơ sở giáo dục, nhà trường ứng dụng tại đơn vị.

Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hoá giáo dục và đào tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực CNTT, xác định là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công tác giáo dục của nhà trường theo tiêu chí mới của Bộ GD&ĐT.

Sử dụng CNTT để quản lý hồ sơ, thời khoá biểu, điểm kiểm tra của giáo viên và học sinh, soạn thảo, quản lí các văn bản chỉ đạo các báo cáo của nhà trường. Triển khai các phần mềm ứng dụng vào công tác giáo dục và giảng dạy.

Ý nghĩa của việc tin học hóa các quy trình nghiệp vụ đem lại hiệu quả trong công việc đồng thời nâng cao trình độ ứng dụng và sử dụng CNTT, tạo tác phong làm việc hiện đại, hiệu quả, góp phần cải cách hành chính đáng kể.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Để có thể xây dựng được hệ thống thông tin vừa hỗ trợ vừa đổi mới công tác quản lý, theo chúng tôi cần tiến hành: Triển khai sâu rộng và sử dụng triệt để các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý đã có; thành lập trung tâm thông tin để phục vụ thống nhất tất cả các dữ liệu và thông tin; xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu một cách thống nhất và có hệ thống ở mọi cấp quản lý; Tăng cường năng lực của cơ sở về trách nhiệm và thực hiện các thống kê và cung cấp thông tin giáo dục; Hướng dẫn các trường xây dựng hệ thống các thư mục điện tử lưu dữ liệu các thông tin cần thu thập và truy xuất khi cần; Bồi dưỡng CBQL về sử dụng công nghệ thông tin.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Các trường được trang bị hệ thống máy tính, kết nối mạng Internet. - Nhà trường được trang bị các phần mềm quản lý.

- CBQL, giáo viên, nhân viên trong đơn vị được trang bị kiến thức, kỹ năng về quản trị, sử dụng các phần mềm.

- Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý giáo dục chung cả nước do Bộ GD&ĐT quản trị. Hệ thống quản trị được phân quyền cho các cơ quan trực thuộc Bộ và các cơ sở giáo dục, nhà trường.

- Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT có các quyết định trong việc quản lý CNTT; có cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, biên chế cán bộ phụ trách CNTT trong các nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w