Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 102)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá

sách ưu đãi cho CBQL giỏi, CBQL và GV gặp khó khăn.

3.2.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá CBQL CBQL

3.2.4.1 Mục tiêu

Mục tiêu của công tác kiểm tra và đánh giá đúng đội ngũ CBQL các trường THPT là nhằm làm trong sạch đội ngũ này, qua đó có kế hoạch đề bạt, thuyên chuyển, miễn nhiệm, bổ nhiệm và không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ. Làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ.

Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ, tạo động lực để cán bộ Đảng viên cống hiến sức lực, tâm trí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ không đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng cán bộ một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, có khi làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể. Bởi vậy đánh giá cán bộ phải được xem xét thực hiện thống nhất trên nền tảng những quan điểm và phương pháp đúng đắn, khoa học.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Trong thực tế hiện nay công tác đánh giá cán bộ nói chung và đánh giá CBQL giáo dục nói riêng ở nhiều cấp, nhiều nơi có lúc còn chủ quan, cảm tính, cục bộ, thiếu dân chủ, thiếu minh bạch làm cho một số cán bộ có đức, có tài bị bỏ quên, trong khi đó vẫn còn một số cán bộ có tư tưởng cơ hội, kém tài, lại được sử dụng, gây mất niềm tin, mất ổn định nội bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giáo dục các nhà trường.

Việc đánh giá phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ, phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương; phải căn cứ vào các kết quả được minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu

chuẩn được quy định trong các văn bản pháp quy như Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó quy định nêu rõ đối tượng tham gia đánh giá gồm: Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp, giáo viên, cán bộ, nhân viên nơi cán bộ công tác và tự đánh giá của chính CBQL đó.

Các nội dung được xem xét, đánh giá gồm:

a/ Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

1. Có lập trường tư tưởng, nhận thức và hành động đúng với quan điểm, đường lối, chính sách phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước ta hiện nay;

2. Quản lý, điều hành đơn vị, thực hiện nhiệm vụ được phân công đúng pháp luật và qui định của cấp trên;

3. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Gương mẫu, kỷ cương, dân chủ trong công việc và trong cuộc sống;

4. Đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo và đơn vị, sống giản dị, trong sáng, chân tình, không hách dịch, cửa quyền;

5. Hiểu biết, tôn trọng, hợp tác với các cộng sự, với các cấp quản lý và các ban ngành đoàn thể có liên quan;

6. Gắn bó say mê tận tụy với công việc, có ý chí nghị lực vượt khó, dám nghĩ, dám làm; bình tĩnh, chín chắn, cẩn trọng trong công việc;

7. Luôn gần gũi với cấp dưới, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho tập thể giáo viên;

8. Tiết kiệm, bảo vệ tài sản, tài chính của nhà trường, không tham nhũng, lãng phí;

9. Khiêm tốn, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và nhân dân, có ý thức tự phê bình, rèn luyện, tu dưỡng;

10. Có uy tín với tập thể sư phạm, với nhân dân địa phương.

b/ Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

- Trình độ chuyên môn. - Nghiệp vụ sư phạm. - Tự học và sáng tạo.

- Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

- Năng lực thiết kế và triển khai; khả năng đổi mới; năng lực tập hợp lực lượng nhà trường.

c/ Tiêu chuẩn 3: năng lực quản lý nhà trường.

- Phân tích và dự báo. - Tầm nhìn chiến lược.

- Thiết kế và định hướng triển khai. - Quyết đoán và có bản lĩnh đổi mới. - Lập kế hoạch hoạt động.

- Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ. - Quản lý hoạt động dạy học.

- Quản lý tài chính và tài sản nhà trường.

- Phát triển môi trường giáo dục; quản lý hành chính. - Quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

- Xây dựng hệ thống thông tin; kiểm tra đánh giá.

Để kết quả đánh giá có giá trị cao cần quán triệt để mọi giáo viên, cán bộ và nhân viên nắm vững nội dung phương pháp đánh giá, sau đánh giá phải ghi chép văn bản, lưu giữ hồ sơ cán bộ làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ của cấp có thẩm quyền.

d. Tiêu chuẩn 4: Năng lực xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội gồm: tuyên truyền giá trị nhà trường; Phối hợp với gia đình và cộng đồng xã hội; hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý; tham gia hoạt động xã hội.

e. Tiêu chuẩn 5: Đánh giá hiệu quả giáo dục bằng hai tiêu chí đó là: - Sự tiến bộ của bản thân trong học tập và rèn luyện các mặt, kết quả tự học, tự bồi dưỡng.

- Kết quả công tác thể hiện sự phát triển của nhà trường.

3.2.4.2. Cách thức thực hiện.

Để việc nhận xét, đánh giá cán bộ được chính xác, từ đó phát hiện, sử dụng đúng người có đức, có tài, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng, đề bạt những phần tử cơ hội, bất tài cần phải có nguyên tắc, quy trình, quy chế chặt chẽ bảo đảm cho công tác đánh giá cán bộ đạt độ chính xác cao nên đánh giá cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn hóa từng chức danh cán bộ chứ không chỉ qua lời nói, viết lách, sự nhanh nhẹn bề ngoài hoặc nhìn vào bằng cấp, học hàm, học vị... Người đánh giá cán bộ cần nắm vững đường lối, quan điểm, nhiệm vụ chính trị của Đảng mới có thể nhận xét tư tưởng và hành động của cán bộ là đúng hay sai. Đảng ta ngày càng hoàn thiện và cụ thể hóa đường lối, quan điểm, chủ trương trên các lĩnh vực công tác, điều đó giúp cho cán bộ có phương hướng phấn đấu đúng đắn đồng thời cũng làm sáng tỏ căn cứ để xem xét, đánh giá cán bộ được chính xác.

Nguyên tắc trên đòi hỏi khi xem xét con người không được phiến diện, hời hợt, chủ quan cảm tính, không được định kiến, nhìn sự phát triển của cán bộ theo quan điểm “tĩnh” bất biến. Cái mạnh và cái yếu hiện tại của cán bộ được hình thành trong quá trình hoạt động lâu dài. Cần xem xét lý lịch cán bộ, tìm hiểu quá trình lịch sử của cán bộ nhưng không thể chỉ đánh giá cán bộ qua đọc bản lý lịch khô cứng, định kiến với quá khứ của cán bộ mà quan trọng hơn cả là đánh giá hoạt động hiện tại của cán bộ. Người lãnh đạo và người làm công tác cán bộ có tấm lòng trong sáng, vì lợi ích chung của Đảng, của nhân dân thì nhìn người mới rõ. Nếu khác đi thì không thể vận dụng đúng đắn tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá cán bộ, thậm chí còn cố tình xuyên tạc, đổi trắng thay đen. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa địa phương, cục bộ, bè phái là những căn bệnh nguy hiểm nhất trong công tác cán bộ cần phải lên án. Một khi đánh giá cán bộ qua lăng kính chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bè phái thì sự nhìn nhận bị méo mó, yêu nên tốt ghét nên xấu, kẻ khéo nịnh bợ, luồn lọt, cùng phe cánh thì được ưu ái trọng dụng, còn cán bộ có đức tài, cương trực, thẳng thắn thì bị thành kiến, trù dập. Ở Đảng bộ nào mà người lãnh đạo như

vậy thì bọn cơ hội và thoái hóa biến chất sẽ lộng hành, nội bộ mất đoàn kết, nhân dân mất lòng tin, mọi nhiệm vụ chính trị bị bê trễ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w