1.4.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Tọa độ địa lý của Quảng Ninh từ 1060 26' đến 1080 31' kinh độ Đông và từ 20040' đến 21040' vĩ độ Bắc. Phía Tây tựa lưng vào núi. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn 1.000 hòn đảo chưa có tên. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km. Là tỉnh có biên giới Quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với 132,8 km đường biên giới; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp thành phố Hải Phòng.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh theo Niên giám thống kê năm 2013 của tỉnh tính đến 31/12/2013 là 610.235,5 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp 461.281,7 ha, đất phi nông nghiệp 85.315,5 ha, đất chưa sử dụng 63.636,3 ha.
Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính với 186 xã, phường, thị trấn trong đó có 9 đơn vị cấp huyện (có 2 huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn), 01 thị xã là Quảng Yên, 4 thành phố là Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả và Uông Bí.
Vị trí địa lý của Quảng Ninh thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội gắn với thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Hải Phòng, Hải Dương, đồng thời là “cửa ngõ” của cả vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc ra biển và nối với vùng duyên hải Nam Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái cho thấy thị trường tiêu thụ rất tiềm năng. Việc cần thiết là phải đầu tư
phát triển nâng cao cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ cho các cơ sở chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản chế biến, thu hút việc nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản...
1.4.2. Địa hình
Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi. Trong đó đất liền chiếm 87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, hải đảo chiếm 13% diện tích; diện tích biển trên 6.000 km2. Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.
1.4.3. Khí tượng thuỷ văn
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn, Hải Hà, Móng Cái ... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, về mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
+ Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: Mùa hạ nóng và ẩm với mưa nhiều, mùa đông lạnh với độ khô lớn.
+ Nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa hạ có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC, có lượng mưa ổn định khoảng 100 mm.
+ Biển Quảng Ninh giáp Vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3 - 4 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh con nước và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong Vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương Bắc Nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa Đông Bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13oC.
hè nóng và ẩm, mùa đông khô và lạnh. Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, chịu ảnh hưởng và tác động nhiều của biển, tạo cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi, ven biển. Theo số liệu do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ Văn Quảng Ninh cung cấp thì Quảng Ninh có đặc trưng khí hậu như sau:
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm là 23oC. Nhiệt độ cao nhất trong năm thường vào tháng 6 và tháng 7 dao động từ 26-30oC và nhiệt độ thấp nhất trong tháng 1, trung bình khoảng từ 14oC -18oC.
- Chế độ Nắng: Khu vực tỉnh Quảng Ninh có khoảng 1.600 - 1.700 giờ nắng trong năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 8, tháng 9 và tháng 10. Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 và tháng 3. Trong những tháng mưa phùn số giờ nắng rất ít (khoảng 20%). Nhìn chung, từ tháng 5 đến tháng 9, số giờ nắng đều đạt từ 150 - 180 giờ/tháng.
- Chế độ Mưa: Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với lượng mưa tháng trên 200mm, tháng có mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8. Mùa đông, tháng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau. Lượng mưa trung bình của một ngày mưa tính cho cả năm dao động từ 14 20 mm, vụ hè thu 16 25 mm, mùa đông 4 8 mm. Lượng mưa lớn nhất của một ngày có thể đạt 350 450 mm, chỉ xảy ra trong những ngày chịu ảnh hưởng của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới...
- Độ ẩm không khí: Tỉnh Quảng Ninh có độ ẩm không khí tương đối cao, trị số
bình quân năm 80 - 85%. Có chênh lệch độ ẩm giữa các vùng phụ thuộc vào độ cao, địa hình nhưng không lớn. Độ ẩm có sự phân hoá theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
- Chế độ thuỷ văn, hải văn:
+ Thuỷ văn: Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh. Các nhánh đa số đều vuông góc với sông chính. Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s,
+ Hải văn: Vùng biển Quảng Ninh nằm trong vịnh Bắc Bộ, là một vịnh lớn nhưng có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn so với vùng biển miền Trung Việt Nam. Chế độ thuỷ triều là nhật triều điển hình, biên độ thủy triều trung bình cho toàn vùng biển Quảng Ninh là 2,3 m, cao nhất 4,5 m. Trong vịnh Bắc Bộ tồn tại một dòng hải lưu lạnh chảy theo hướng Bắc - Nam, vì vậy vùng biển này là nơi có nhiệt độ nước trung bình thấp nhất của Việt Nam, nhiệt độ nước vào mùa Đông có khi xuống dưới 14oC. Khí hậu và thời tiết Quảng Ninh vừa thuận lợi với sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều nguy cơ vì sự thay đổi thất thường của thiên tai, bão lũ. Mùa bão thường bắt đầu ở Quảng Ninh sớm hơn so với các địa phương khác trong nước, tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8 trong năm.
1.4.4. Sông ngòi
- Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh.
- Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.
- Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15 - 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, chúng được phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp.
- Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.
1.4.5. Tài nguyên thiên nhiên
1.4.5.1. Tài nguyên biển và tài nguyên sinh vật
Ngư trường vùng biển Quảng Ninh có diện tích khoảng 2.600 hải lý vuông, được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định: “Ngư trường Quảng Ninh - Hải Phòng là 1 trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước”. Vùng biển có độ sâu từ 30m
nước trở vào là khu vực sinh sản và sinh trưởng của nhóm cá nổi như: Cá trích, cá nục, cá lầm và mực ống... khi trưởng thành chúng kết đàn và rút ra khơi. Các loài cá tầng đáy cư trú và sinh sản vùng gần bờ, cồn rạn san hô như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá trai...và các loài tôm he, tôm bộp, tôm sắt, tôm chì... Vùng ven bờ tỉnh Quảng Ninh có hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ đã tạo thành những áng, vụng kín gió là nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Biển Quảng Ninh có những bãi tôm, bãi cá sinh sản và phát triển tự nhiên như: Bãi tôm vùng hòn Mỹ, hòn Miều, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Cô Tô…
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hoạt động khai thác thủy sản diễn ra quanh năm trên các ngư trường, đối tượng khai thác khác nhau theo mùa; mùa vụ khai thác thủy sản phân theo 02 mùa, vụ gồm: Mùa cá Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau và mùa cá Nam bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 9 trong năm. Thời gian mùa vụ khai thác phân theo sự ảnh hưởng của thời tiết: Vụ cá Bắc chịu sự chi phối của gió mùa Đông bắc kéo dài, biển động, trời mù... gây khó khăn cho sản xuất do đó sản lượng vụ cá Bắc thường có sản lượng thấp hơn so với vụ cá Nam. Vụ cá Nam thời tiết tốt hơn mặc dù trong vụ này thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhưng thời gian ảnh hưởng không kéo dài, trung bình một năm tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của 2- 3 cơn bão.
Nguồn lợi thủy sản biển thể hiện rõ đặc điểm nguồn lợi thủy sản nhiệt đới, phong phú về thành phấn giống loài nhưng các cá thể thuộc một số loài trong quần đàn thường có kích thước và độ tuổi không đều nhau, số loài có vòng đời ngắn chiếm ưu thế. Đến nay đã xác định được ở vùng biển Quảng Ninh có 173 loài/nhóm loài thuộc 106 giống nằm trong 73 họ thủy sản. Số lượng họ, giống loài có sự biến động nhất định theo thời gian trong năm. Vào mùa gió Tây Nam bắt gặp số lượng họ, giống loài nhiều nhất, với 96 loài thuộc 69 giống nằm trong 51 họ, trong khi đó ở mùa gió Đông Bắc chỉ bắt gặp 32 loài thuộc 31 giống 24 họ.
Các loài cá sinh sống trong vùng biển Quảng Ninh thuộc khu hệ cá vịnh Bắc Bộ, đều có đặc trưng riêng. Đó là chu kỳ sống ngắn, thường từ 3 - 4 năm. Những loài cá ven bờ chỉ sống 1 đến 2 năm tuổi. Một số rất ít có tuổi thọ 7 - 8 năm như cá Song, cá Hồng. Kích thước nhỏ, chiều dài thân cá phần lớn đạt từ 100-200 mm, một số loài có cỡ lớn nhất từ 70 - 78 cm. Các loài hải sản sinh sản quanh năm và chủ yếu từ tháng 4
Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, khu vực hòn Mỹ, hòn Miều... Do đặc điểm chu kỳ sống và tập tính sinh sản như trên, nếu tổ chức khai thác hợp lý và tổ chức bảo vệ tốt thì đàn cá hàng năm được bổ sung, tái tạo và phát triển nhanh, trữ lượng được duy trì ổn định.
Trữ lượng chưa điều tra chính xác, cho nên cơ cấu nghề chưa phân định rõ ràng theo định hướng phát triển. Hiện nay, việc điều tra nguồn lợi do các Viện, Trường làm theo chương trình của Bộ. Việc phân cấp cho địa phương chưa có hướng dẫn cụ thể. Vì vậy về trữ lượng vẫn theo số liệu phân chia nguồn lợi thủy sản Vịnh Bắc Bộ trước đây. Theo đó trữ lượng nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh ước tính là 82.000 tấn (gần bờ 38.000 tấn, xa bờ 44.000 tấn). Trong khi đó năm 2013, đã khai thác 55.434 tấn, trong đó: gần bờ 35.800 (33,1%), xa bờ là 20.964 tấn (36,9%)
Biển Quảng Ninh là một hệ sinh thái đa dạng cao về cảnh quan và các hệ động thực vật phong phú. Có tới trên 400 loài cá, 500 loài động vật biển, 160 loài san hô, 140 loài rong biển,… Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục vạn hecta vũng nông ven bờ thuộc Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là môi trường rất thuận tiện để phát triển nuôi tôm, cá và hải đặc sản xuất khẩu.
1.4.5.2. Tài nguyên đất
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.
Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.
1.4.5.3. Tài nguyên nước ngọt
Là tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt mạnh nên nguồn nước bị hạn chế. Toàn tỉnh tuy có khá nhiều sông suối chảy qua nhưng đều ngắn, hẹp và dốc. Lưu lượng nhỏ từ vài chục đến trên dưới 100 m3/s. Mật độ sông trung bình 1,0-1,9 km/km2 nhưng các sông đều bắt nguồn từ khá cao (trên 500m) và không có trung lưu. Điều này ảnh hưởng đến dòng chảy lên xuống thất thường, dễ lụt về mùa mưa và dễ kiệt vào mùa khô. Những năm gần đây đã có hiện tượng nước mặn xâm nhập khá sâu vào trong đất liền.
1.5. Điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến phát triển thủy sản 1.5.1. Dân số, lao động và việc làm 1.5.1. Dân số, lao động và việc làm
1.5.1.1. Về dân số và cơ cấu dân số
Theo thống kê tỉnh Quảng Ninh cho thấy, năm 2013 toàn tỉnh có trên 1,2 triệu người, trong đó, dân số nam chiếm 50,67%, nữ chiếm 49,33%, thành thị chiếm 66,15%, nông thôn chiếm 33,85%, dân số nội đồng chiếm 55,46%, dân số ven biển đảo chiếm 44,54% (trong đó có gần trên 10 nghìn người sống phụ thuộc vào nghề cá ở 74 xã thuộc 10 huyện, thị và thành phố ven biển, đảo ở trong tỉnh). Đặc biệt tập chung