Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 74 - 76)

Đầu tư thiết kế xây dựng ao nuôi, ao chứa nước cấp, ao xử lý nước thải, hệ thống kênh cấp thoát nước rất quan trọng đối các cơ sở và toàn vùng nuôi. Cần phải tuân thủ các quy định của ngành Thuỷ sản trong phát triển nuôi tôm chân trắng và thiết kế sao cho phù hợp tiện lợi trong quá trình quản lý vận hành ao nuôi, ao cấp nước, thoát nước và loại bỏ chất thải. Đồng thời, các cơ sở nuôi cần phải có hệ thống ao chứa và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi cũng như ao xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm và lây nhiễm dịch bệnh.

Bên cạnh việc lựa chọn nguồn tôm giống đạt chất lượng, mật độ nuôi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong bởi nó liên quan đến năng suất, sản lượng và cuối cùng là hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Tuy nhiên, mật độ nuôi phải phù hợp với cơ sở vật chất, năng lực quản lý và trình độ, kinh nghiệm của mỗi cơ sở nuôi. Để tăng sản lượng một số cơ sở nuôi đã tăng mật độ giống thả quá cao, trong khi đó cơ sở hạ tầng

chưa đáp ứng, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý còn nhiều hạn chế, ô nhiễm môi trường, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguồn giống chưa kiểm soát hết đã làm thiệt hại cho người nuôi. Bởi vậy, cần căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn mật độ nuôi thích hợp khoảng 80 - 120 con/m2.

Việc sử dụng loại, lượng thức ăn cho phù hợp trong quá trình nuôi rất quan trọng. Cần chọn loại thức ăn tổng hợp có chất lượng cao, hệ số thức ăn FCR thấp. Cần được tính toán và điều chỉnh hợp lý lượng thức ăn trong quá trình nuôi dựa trên giai đoạn phát triển, khối lượng của tôm, tỷ lệ sống, tình trạng sức khỏe, thời tiết khí hậu, môi trường ao nuôi,… Điều chỉnh hợp lý lượng thức ăn giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Đồng thời bổ sung vào thức ăn các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất kích thích miễn dịch, chế phẩm vi sinh,… nhằm nâng cao sức đề kháng, sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

Trong suốt quá trình nuôi, công tác quản lý môi trường, phòng trị bệnh cần quan tâm, đặc biệt hiện nay môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh diễn biến phức tạp, công tác phòng trị bệnh, đặc biệt là phòng bệnh tổng hợp cần được coi trọng. Cần tăng cường quản lý vùng nuôi theo mô hình cộng đồng, lựa chọn mô hình nuôi mang tính thân thiện với môi trường, mô hình nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP, VietGAP,…). Các hộ nuôi có sự liên kết, chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường chung, kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý lây nhiễm dịch bệnh một cách kịp thời và hiệu quả. Trong quá trình nuôi, cần tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế tối đa sử dụng thuốc và hóa chất nhằm nâng cao chất lượng tôm nuôi và bảo vệ môi trường vùng nuôi.

Xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường thường niên tại các vùng nuôi tôm he chân trắng tập trung. Tăng cương công tác tập huấn, phổ biến kỹ thuật nuôi và các biện phát phòng, trị bệnh trên các đối tượng nuôi. Ban hành các quy định về điều kiện sản xuất, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chú trọng các quy định về sử dụng tài nguyên nước và xử lý chất thải vùng nuôi tôm he chân trắng tập trung. Các cơ sở nuôi thả giống đảm bảo đúng mùa vụ và quản lý chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)